5 tháng 6, 2012

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

29.05.2012 PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I. Phép biện chứng và các hình thức của phép biện chứng 1. Một số khái niệm cơ bản - Biện chứng: đây là một khái niệm để chỉ những đặc tính vốn có của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Những đặc tính đó là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng. 

 + Biện chứng khách quan: là khái niệm chỉ biện chứng của bản thân các sự vật hiện tượng trong thế giói vật chất 
 + Biện chứng chủ quan: là KN chỉ quá trình tư duy biện chứng, là quá trình phản ánh bckq vào bộ óc của con người. - Phép biện chứng: là học thuyết nghiên cứu về biện chứng của thế giới. Trong quá trình phát triển của con người phép biện chứng cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp đến cao: 2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng 2.1. Phép biện chứng chất phác cổ đại: trình độ nhận thức của con người thấp, con người nhận xét, đánh giá về thế giới chủ yếu qua các giác quan Hemacrit: "không ai tắm hai lần trên một dòng sông" 2.2. Phép biện chứng duy tâm: - Heghen (đại biểu thuộc nền triết học cổ điển Đức): CNDTKQ + Thế giới ý niệm (Platon trong thời cổ đại đã sử dụng) + Tinh thần tuyệt đối + Ý niệm tuyệt đối Các khái niệm này để chỉ một thế giới tinh thần, có trước thế giới hiện thức, có trước con người nên con người không thể nhận thức được. Heghen lập luận thế giới tinh thần này tha hoá hình thành giới tự nhiên, tiếp tục tha hoá hình thành con người và xã hội Công lao của Heghen là đã xây dựng được phép biện chứng. Hạn chế của Heghen là biện chứng này chỉ tồn tại trong thế giới ý niệm. (chưa đặt được phép bc trên mảnh đất hiện thực) Heghen nói: Những gì tồn tại là hợp lý, những gì hợp lý thì tồn tại Các mác nhận xét: Phép bc mà tôi xây dựng là trái ngược lại với phép bc của Heghen. Nếu phép bc của Heghen là lộn đầu xuống đất thì tôi chỉ cần xoay ngược lại là xong II. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật Nguyên lý: là những lý luận cơ bản, nền tảng làm tiền đề, làm điểm xuất phát cho một học thuyết lý luận khoa học nào đó. Phép biện chứng duy vật: là KH nghien cứu về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế giới 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: 1.1. Khái niệm liên hệ: SGK tr.51 PBCDV cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ. Không có sự vật hiện tượng nào tách khỏi mối liên hệ. 1.2. Tính chất của mối liên hệ: cho rằng mối liên hệ bao giờ cũng mang tính khách quan (là tự thân, vốn có, không phụ thuộc vào ý thức con người), tính phổ biến (mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ, giữa các mặt của svht cũng có mối liên hệ với nhau), tính đa dạng phong phú (nhiều mối liên hệ khác nhau vì bản thân các svht trong tg này vô cùng đa dạng, vô cùng phong phú nên svht khác nhau sẽ có mối liên hệ khác nhau, ở những không gian thời gian khác nhau thì vai trò của mối liên hệ thể hiện ra cũng khác nhau- vd: mối quan hệ giữa VN và Mỹ: trong lịch sử VN xem Mỹ là kẻ thù, hiện nay: xem Mỹ là đối tác tin cậy. Mối liên hệ được chia thành các loại: liên hệ bên trong, bên ngoài (bên trong hay ngoài svht), chủ yếu, thứ yếu (tính chất cấp bách, quan trọng, nổi lên hàng đầu), cơ bản, không cơ bản (chi phối quá trình tồn tại phát triển của sự vật hiện tượng - vd: mối liên hệ cơ bản ở VN hiện nay: vai trò lãnh đạo của ĐCSVN), trực tiếp, gián tiếp), Tính cụ thể: mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng bao giờ cũng diễn ra trong một không gian thời gian nhất định. 1.3. Vai trò của mối liên hệ: Các mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên trong cơ bản, chủ yếu quyết định sự phát triển của sự vật. Các mối liên hệ khác chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. - VD: VN hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều nước. Nhưng sự giúp đỡ này không quyết định sự XD thành công CNXH ở VN (mối liên hệ bên ngoài). Các mối liên hệ trong hay ngoài là tương đối, phụ thuộc vào phạm vi we xem xét. VD: mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế ở VN. 2.4. Ý nghĩa phương pháp luận: Rút ra những cách thức, nguyên tắc (từ một lý luận cụ thể) giúp con người nhận thức đúng về thế giới (bản chất, quy luật), từ đó chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn để hướng dẫn, làm hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn, hướng tới cải tạo thế giới. Đây là cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm toàn diện - lịch sử cụ thể. Nội dung của quan điểm này yêu cầu: - Trong nhận thức, khi xem xét đánh giá svht phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của svht, tránh quan điểm phiến diện. - Phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của các mối liên hệ, tránh quan điểm cào bằng "chủ nghĩa bình quân". (vd. Chủ trương đổi mới của Đảng, trong đó tập trung pt kt) - Phải đặt sự vật hiện tượng và các mối liên hệ trong một không gian thời gian cụ thể để xem xét - Trong hoạt động thực tiễn, phải sử dụng đồng bộ nhiều phương tiện, lực lượng, giải pháp khác nhau để tác động làm thay đổi các mối liên hệ của sự vật nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. (tính đồng bộ càng cao thì hiệu quả hoạt động thực tiễn càng cao. VD giải quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cùng một lúc - tính đồng bộ giữa các giải pháp này) 2. Nguyên lý về sự phát triển 2.1. Khái niệm phát triển: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, chỉ sự biến đổi nói chung. Sự biến đổi có thể theo nhiều chiều hướng khác nhau: tiến lên, lặp lại cái cũ hoặc thụt lùi. Phát triển là sự vận động đưa sự vật biến đổi theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phép BCDV cho rằng phát triển là khuynh hướng vận động tất yếu của thế giới. 2.2. Nguồn gốc của sự phát triển: Do quá trình đấu tranh của các mặt đối lập giải quyết mâu thuẫn trong bản thân của sự vật hiện tượng. 2.3. Cách thức và con đường của sự phát triển: Cách thức của sự phát triển là từ sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng chất). Con đường của sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp theo đường xoáy ốc (quy luật phủ định của phủ định). (Đọc SGK - YNPPL) III. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Một số vấn đề chung về quy luật - Quy luật là những mối liên hệ bản chất tất nhiên, lặp đi lặp lại giữa các svht. - Quy luật bao giờ cũng mang tính khách quan, không lệ thuộc vào ý thức con người. Con người chỉ có thể phát hiện ra quy luật, hành động theo quy luật để hiệu quả hành động thực tiễn sẽ cao. Con người có thể tạo điều kiện để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quy luật chứ không thay đổi được quy luật. 1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) 1.1. Vai trò, vị trí của quy luật: - Lê Nin cho rằng quy luật này là hạt nhân vì nó giải thích nguồn gốc, động lực của sự phát triển. 1.2. Nội dung của quy luật: - Giải thích một số khái niệm Mặt đối lập (tốt-xấu, thiện-ác,...) Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập. Chính sự thống nhất của các mặt đối lập sẽ quy định sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Sự thống nhất chính là sự nương tựa lẫn nhau, sự quy định lẫn nhau, là tiền đề cho nhau. (vd. không có cái xấu thì không có cái tốt). Tuy nhiên 2 mặt đối lập có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau do vậy sự thống nhất chỉ là tương đối, tạm thời -- quá trình đấu tranh. "Đấu tranh" của các mặt đối lập được hiểu là sự tác động, sự chuyển hoá và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Kết quả giải quyết các mâu thuẫn để svht phát triển, hoàn thiện. Tác động: qua lại để 2 mặt đối lập cùng tồn tại phát triển. VD Tích luỹ và tiêu dùng là 2 mặt đối lập của một nền sản xuất. Chuyển hoá: Vd. tri thức đã biết và tri thức chưa biết là 2 mặt đối lập của nhận thức con người. Tri thức chưa biết chuyển thành đã biết. Cái biết mới sẽ phải phát triển, hoàn thiện hơn giúp nhận thức phát triển thêm một bước nữa. Cái biết mới lại đối lập với cái chưa biết mới... Phủ định: hai mặt đối lập mất đi, hình thành hai mặt đối lập mới. VD. Trong xã hội PK, mâu thuẫn giai cấp là nông dân và địa chủ. Khi xã hội phát triển, LLSX chuyển sang trình độ cơ khí: Địa chủ phân hoá thành 2 giai cấp tiến bộ và bảo thủ. Địa chủ tiến bộ sẽ ứng dụng KHCN tự tổ chức sx trên mảnh đất của mình, không giao đất cho nông dân nữa -- g/c này sẽ phát triển thành g/c tư sản. Nông dân không có ruộng đất, phải bán sức lao động của mình -- trở thành giai cấp vô sản. Địa chủ bảo thủ gắn với quyền lực nhà nước PK sẽ làm sao??? TÓM LẠI - Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập, các mặt đối lập này vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập trải qua nhiều giai đoạn, khi 2 mặt đối lập mâu thuẫn với nhau gay gắt sẽ đưa đến giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. - Ở sự vật mới lại tiếp tục chứa đựng những mâu thuẫn mới và quá trình đấu tranh của các mặt đối lập lại tiếp tục diễn ra... Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập giải quyết mâu thuẫn trong lòng sự vật hiện tượng là nguồn gốc, động lực thúc đẩy svht phát triển 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận: - Để nhận thức bản chất của sự vật phải tích cực tìm và phát hiện mâu thuẫn, không được che dấu mâu thuẫn - Phải phân tích để xác định đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn, từ đó tìm kiếm những phương pháp, lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. - Mâu thuẫn khác nhau phải có cách giải quyết khác nhau. (vd. Mâu thuẫn đối kháng -- gq = bạo lực cách mạng) 2. Quy luật từ những thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất) 2.1. Vai trò, vị trí của quy luật: Giải thích cách thức của sự phát triển 2.2. Nội dung quy luật - Khái niệm chất và lượng: Chất là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của svht, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cơ bản nói lên svht đó là gì và phân biệt nó với svht khác. Chất của sự vật có thể khác nhau trong các mối liên hệ khác nhau. (vd. cái tách uống nước nếu sử dụng để uống nước thể hiện chất là có thể tích rỗng, đáy lành; khi dùng để chặn giấy trên bàn, chất (thuộc tính cơ bản ) là trọng lượng của cái tách (Lê Nin). Chất của svht còn phụ thuộc vào phương thức liên kết của các yếu tố (vd. kim cương và than đá là 2 chất hoàn toàn khác nhau nhưng cùng được cấu tạo từ nguyên tố Cacbon). Lượng là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, biểu thị về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ của sự vận động của các svht. Mọi svht trong thế giới bao giờ cũng là thể thống nhất giữa chất và lượng. Trong phạm vi một "độ" nhất định, lượng thường xuyên biến đổi. (Độ là giới hạn tồn tại của sự vật mà ở đó lượng thay đổi nhưng chưa đưa đến sự thay đổi về chất). Khi lượng biến đổi vượt giới hạn độ, đến "điểm nút" sẽ đưa đến sự thay đổi về chất (điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất) (Vd. độ 0-100 oC, được giới hạn bởi 2 điểm nút là 0oC và 100oC) Mọi sự biến đổi của svht bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng với những "bước nhảy" khác nhau (bước nhảy là quá trình thay đổi về chất của svht). Phép bcdv chia bước nhảy thành nhiều loại ... SGK tr. 73. Khi chất mới ra đời sẽ tạo điều kiện, môi trường mới để lượng tiếp tục biến đổi... Vì vậy cách thức của sự phát triển của svht bao giờ cũng diễn ra theo một đường nút. 2.3. Ý nghĩa phương pháp luận: - Để thay đổi chất của svht phải không ngừng tích luỹ về lượng, tránh thái độ nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn (tư tưởng tả khuynh). (vd. 10 năm đầu tiên xây dựng CNXH của nước ta). - Phải tích cực thực hiện bước nhảy để thay đổi chất của sự vật, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ (tư tưởng hữu khuynh). 3. Quy luật phủ định của phủ định (gọi tắt là quy luật phủ định) 3.1. Vai trò, vị trí: Quy luật này giải thích con đường của sự phát triển. 3.2. Nội dung: - Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng: Phủ định là sự thay thế sự tồn tại của svht này bằng svht khác hay thay thế hình thái tồn tại của svht. + Phủ định siêu hình và phủ định biện chứng (SGK tr. 78) + Phủ định biện chứng là quá trinh tự thân phủ định trên cơ sở kế thừa những nhân tố tích cực của cái cũ, đưa đến sự ra đời của cái mới hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. (vd. Sự phát triển các hình thái kinh tế XH - Sai lầm trong 10 năm đầu xd CNXH của nước ta: không kế thừa những yếu tố tích cực của CNTB). KN Phủ định được đề cập trong bài là phủ định biện chứng 3.3. Nội dung - Sự phát triển của thế giới bao giờ cũng phải trải qua vô số lần phủ định nối tiếp nhau thông qua những chu kỳ nhất định. (Chu kỳ của sự phủ định là trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng ở trình độ cao hơn và hoàn thiện hơn). - Một chu kỳ phải trải qua 2 lần phủ định căn bản: lần thứ nhất tạo ra cái đối lập với cái ban đầu; lần hai - sự vật dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng ở trình độ cao hơn. Lần hai là phủ định của phủ định. vd của Ăng ghen: Hạt lúa bị phủ định tạo ra cây lúa, cây lúa bị phủ định tạo ra hạt lúa. - Phủ định của phủ định là sự tổng hợp những nhân tố tích cực của cái cũ, đưa đến sự vật mới hoàn thiện hơn và tiến bộ hơn. - Phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới. Do vậy, sự phát triển không diễn ra theo con đường thẳng mà quanh co phức tạp theo đường xoắn ốc. 3.4. Ý nghĩa phương pháp luận: - Thực hiện nguyên tắc kế thừa, sáng tạo trong nhận thức, tránh khuynh hướng kế thừa mù quáng hoặc phủ định sạch trơn. - Tin tưởng vào sự tất thắng của cái mới, tránh thái độ bi quan, dao động.

1 nhận xét: