05.06.2012
LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức Mác xít
1. Nhận thức là gì?
- TH M-LN cho rằng nhận thức là quá trình con người phản ánh về thế giới khách quan.
TH MLN xây dựng quan điểm nhận thức dựa trên lập trường duy vật (giải thích)
- Con người là chủ thể nhận thức - TGKQ là khách thể nhận thức. Kết quả nhận thức do chủ thể nhận thức quyết định, phụ thuộc vào năng lực, trình độ, nhu cầu, lợi ích, động cơ... của chủ thể và phương pháp nhận thức của chủ thể (chủ quan) và phương tiện nhận thức của thời đại mà con người đang sống (khách quan) -- mang tính lịch sử cụ thể (giới hạn trong một không gian, thời gian nhất định).
2. Khả năng nhận thức của con người
THMLN đứng trên lập trường khả tri, thừa nhận năng lực nhận thức của con người về TG. THM cho rằng không có gì
tồn tại trong thế giới này mà con người không nhận thức được, chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được. 3. Nhận thức là một quá trình biện chứng Nhận thức không phải là sự sao chép thụ động, máy móc mà là một quá trình biện chứng. Nhận thức của con người đi từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất chưa hoàn thiện đến bản chất hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn.
II. Thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Thực tiễn và các hình thức hoạt động thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích cải tạo TN và XH (SGK tr. 87). (các hoạt động tinh thần: vui chơi, giải trí, học tập, nhận thức... không phải là thực tiễn). Hoạt động thực tiễn phải là của cả XH, không phải của một cá nhân, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau (tính lịch sử xã hội). Có 3 hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản: - Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất - Hoạt động đấu tranh chính trị xã hội (g/c, gp DT) - Hoạt động thực nghiệm khoa học Thảo luận: Thực tiễn VN hiện nay các nhà khoa học ở VN có rất ít phát minh, các nhà KH VN ở nước ngoài có nhiều phát minh. Nông dân ở VN có nhiều phát minh trong ngành nông nghiệp VN?
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2.1. Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức: Nhận thức của con người có được thông qua 2 con đường trực tiếp (thông qua thực tiễn - người nông dân) và gián tiếp (thông qua học tập, sách vở - các nhà khoa học VN - hd thực nghiệm khoa học còn yếu). Nếu không có hoạt động thực tiễn con người không thể có tri thức về thế giới. - Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho các svht phải bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật và được các giác quan con người phản ánh lại. Quá trình này được lặp lại nhiều lần sẽ giúp con người có được nhận thức về TGKQ. - Hoạt động thực tiễn còn hoàn thiện bộ óc, các giác quan của con người, làm cho năng lực phản ánh của nó ngày càng chính xác hơn. - Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các công cụ, phương tiện để nối dài các giác quan của con người, giúp con người ngày càng đi sâu phản ánh đúng đắn hơn bản chất của thế giới.
2.2. Thực tiễn là động lực của nhận thức: - Chính trong quá trình con người tiến hành hoạt động thực tiễn sẽ làm xuất hiện những mâu thuẫn giữa đúng và sai, giữa nhận thức cũ và thực tiễn mới buộc con người phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó. Khi mâu thuẫn được giải quyết, nhận thức sẽ phát triển hơn. - Thực tiễn tiếp tục vận động biến đổi và đặt ra cho con người những nhu cầu, nhiệm vụ mới. Do vậy, mỗi bước phát triển đi lên của thực tiễn trở thành động lực để thúc đẩy nhận thức của con người phát triển theo.
2.3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: - Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thế giới. Do vậy, những tri thức con người đạt được phải được vận dụng vào thực tiễn nhằm chỉ đạo thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn, qua đó cải tạo thế giới.
2.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức: - Thông qua hiệu quả của thực tiễn sẽ kiểm tra được nhận thức của con người là đúng hay sai và đúng sai đến mức độ nào. Tuy nhiên, những tri thức đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng cũng chỉ có tính tương đối. 3. Ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức nói chung phải quán triệt quan điểm thực tiễn, nội dung của quan điểm này yêu cầu:
- Phải xuất phát từ thực tiễn (giải thích)
- Phải bám sát thực tiễn (giải thích)
- Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn
- Tránh bệnh lý thuyết suông, giáo điều trong hoạt động thực tiễn phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (học đi đôi với hành). (biểu hiện bệnh, nguyên nhân, giải pháp) (tại sao trong hoạt động phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn)
III. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức 1. Giai đoạn trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) Con người sử dụng các giác quan để phản ánh trực tiếp svht, mang lại cho con người: 1.1. Cảm giác: là hình ảnh riêng lẻ, cụ thể về svht, có được do sự phản ánh của giác quan (hình dáng, màu sắc, tính chất...) 1.2. Tri giác: là hình ảnh hoàn chỉnh hơn về svht, có được do sự tổng hợp của nhiều cảm giác 1.3. Biểu tượng: là hình ảnh về svht đã được con người tri giác và được tái hiện lại trong trí nhớ. 2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính) (chuyển từ phản ánh trực tiếp sang phản ánh gián tiếp) 2.1. Khái niệm: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm phản ánh những thuộc tính chung, cơ bản của các svht. (Một khái niệm khoa học khi phản ánh đúng nội hàm - những thuộc tính được nêu lên trong khái niệm) 2.2. Phán đoán: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm phản ánh mối liên hệ giữa các svht hay giữa các thuộc tính của svht trên cơ sở liên kết các khái niệm với nhau. 2.3. Suy luận: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm đi đến một phán đoán mới dựa trên những phán đoán đã biết. Nhờ vậy con người sẽ khám phá được bản chất của quy luật hiện tượng. (vd: Mọi kim loại đều dẫn điện, sắt là một kim loại -- suy luận: sắt dẫn điện). Phần còn lại đọc SGK: Tại sao từ tư duy trừu tượng phải quay trở về thực tiễn.
------------------
Tham khảo 1
Tham khảo 2
Tham khảo 3
Tham khảo 4
Tham khảo 5
tồn tại trong thế giới này mà con người không nhận thức được, chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được. 3. Nhận thức là một quá trình biện chứng Nhận thức không phải là sự sao chép thụ động, máy móc mà là một quá trình biện chứng. Nhận thức của con người đi từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất chưa hoàn thiện đến bản chất hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn.
II. Thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Thực tiễn và các hình thức hoạt động thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích cải tạo TN và XH (SGK tr. 87). (các hoạt động tinh thần: vui chơi, giải trí, học tập, nhận thức... không phải là thực tiễn). Hoạt động thực tiễn phải là của cả XH, không phải của một cá nhân, ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau (tính lịch sử xã hội). Có 3 hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản: - Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất - Hoạt động đấu tranh chính trị xã hội (g/c, gp DT) - Hoạt động thực nghiệm khoa học Thảo luận: Thực tiễn VN hiện nay các nhà khoa học ở VN có rất ít phát minh, các nhà KH VN ở nước ngoài có nhiều phát minh. Nông dân ở VN có nhiều phát minh trong ngành nông nghiệp VN?
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
2.1. Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức: Nhận thức của con người có được thông qua 2 con đường trực tiếp (thông qua thực tiễn - người nông dân) và gián tiếp (thông qua học tập, sách vở - các nhà khoa học VN - hd thực nghiệm khoa học còn yếu). Nếu không có hoạt động thực tiễn con người không thể có tri thức về thế giới. - Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho các svht phải bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật và được các giác quan con người phản ánh lại. Quá trình này được lặp lại nhiều lần sẽ giúp con người có được nhận thức về TGKQ. - Hoạt động thực tiễn còn hoàn thiện bộ óc, các giác quan của con người, làm cho năng lực phản ánh của nó ngày càng chính xác hơn. - Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các công cụ, phương tiện để nối dài các giác quan của con người, giúp con người ngày càng đi sâu phản ánh đúng đắn hơn bản chất của thế giới.
2.2. Thực tiễn là động lực của nhận thức: - Chính trong quá trình con người tiến hành hoạt động thực tiễn sẽ làm xuất hiện những mâu thuẫn giữa đúng và sai, giữa nhận thức cũ và thực tiễn mới buộc con người phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó. Khi mâu thuẫn được giải quyết, nhận thức sẽ phát triển hơn. - Thực tiễn tiếp tục vận động biến đổi và đặt ra cho con người những nhu cầu, nhiệm vụ mới. Do vậy, mỗi bước phát triển đi lên của thực tiễn trở thành động lực để thúc đẩy nhận thức của con người phát triển theo.
2.3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: - Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thế giới. Do vậy, những tri thức con người đạt được phải được vận dụng vào thực tiễn nhằm chỉ đạo thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn, qua đó cải tạo thế giới.
2.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức: - Thông qua hiệu quả của thực tiễn sẽ kiểm tra được nhận thức của con người là đúng hay sai và đúng sai đến mức độ nào. Tuy nhiên, những tri thức đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng cũng chỉ có tính tương đối. 3. Ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức nói chung phải quán triệt quan điểm thực tiễn, nội dung của quan điểm này yêu cầu:
- Phải xuất phát từ thực tiễn (giải thích)
- Phải bám sát thực tiễn (giải thích)
- Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn
- Tránh bệnh lý thuyết suông, giáo điều trong hoạt động thực tiễn phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (học đi đôi với hành). (biểu hiện bệnh, nguyên nhân, giải pháp) (tại sao trong hoạt động phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn)
III. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức 1. Giai đoạn trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) Con người sử dụng các giác quan để phản ánh trực tiếp svht, mang lại cho con người: 1.1. Cảm giác: là hình ảnh riêng lẻ, cụ thể về svht, có được do sự phản ánh của giác quan (hình dáng, màu sắc, tính chất...) 1.2. Tri giác: là hình ảnh hoàn chỉnh hơn về svht, có được do sự tổng hợp của nhiều cảm giác 1.3. Biểu tượng: là hình ảnh về svht đã được con người tri giác và được tái hiện lại trong trí nhớ. 2. Giai đoạn tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính) (chuyển từ phản ánh trực tiếp sang phản ánh gián tiếp) 2.1. Khái niệm: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm phản ánh những thuộc tính chung, cơ bản của các svht. (Một khái niệm khoa học khi phản ánh đúng nội hàm - những thuộc tính được nêu lên trong khái niệm) 2.2. Phán đoán: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm phản ánh mối liên hệ giữa các svht hay giữa các thuộc tính của svht trên cơ sở liên kết các khái niệm với nhau. 2.3. Suy luận: là hình thức hoạt động của tư duy nhằm đi đến một phán đoán mới dựa trên những phán đoán đã biết. Nhờ vậy con người sẽ khám phá được bản chất của quy luật hiện tượng. (vd: Mọi kim loại đều dẫn điện, sắt là một kim loại -- suy luận: sắt dẫn điện). Phần còn lại đọc SGK: Tại sao từ tư duy trừu tượng phải quay trở về thực tiễn.
------------------
Tham khảo 1
Tham khảo 2
Tham khảo 3
Tham khảo 4
Tham khảo 5
Các bác chịu khó enter mấy cái đề mục và gạch đầu dòng xuống hàng cho dễ đọc nhé, hok biết làm sao format bị mất hết trơn.
Trả lờiXóaChúc các bác làm đề cương vui vẻ!
Mình bổ sung thêm cái ngắt dòng cho gọn. Mọi người chịu khó bấm vào chữ đọc thêm để xem.
Xóa