ĐỀ CƯƠNG MÔN TRIẾT HỌC
Họ và tên học viên: Lê Văn Hùng
Đơn vị công tác: PC64B
Lớp: TC.66
Câu 1: Triết
học là gì? Vấn đề cơ bản của Triết học? Phân biệt CNDV và CNDT.
| |
Tự làm
|
Ý kiến thảo luận
|
1/
Triết học là gì?
Triết học là một trong những hình thái ý thức
xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự
nhận thức thế giới ấy.
2/ Vấn đề cơ bản của Triết
học?
Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức
(tinh thần) là vấn đề cơ bản của TH. Nó có hai mặt:
- Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề vật chất
và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau.
- Mặt thứ hai giải quyết vấn đề con người
có khả năng nhận thức được thế giới hay không.
Tuỳ theo cách giải quyết mặt thứ nhất của
vấn đề cơ bản mà các nhà triết học chia làm hai phe chính: những người theo
chủ nghĩa duy tâm và những người theo chủ nghĩa duy vật. Tuỳ theo cách giải
quyết vấn đề thứ hai mà các nhà triết học chia thành những người thừa nhận
con người có thể nhận thức được thế giới (khả tri) và những người phủ nhận
khả năng ấy (bất khả tri).
3/ Phân biệt CNDV và CNDT.
a/ Chủ nghĩa Duy tâm:
Chủ nghĩa Duy tâm là một hệ thống triết học
bao gồm các quan điểm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng lấy ý
thức làm chánh yếu: Ý thức (tinh thần) có trước và quyết định vật chất.
Các sự vật chỉ là biểu thị của ý thức hay
chính do ý thức sáng tạo nên và hoàn toàn chịu ảnh hưởng của ý thức. Vật chất
chỉ có khi nào được ý thức quyết định.
Chủ nghĩa Duy tâm phân ra làm hai khuynh
hướng:
- Duy tâm chủ quan: cho rằng thế giới bên ngoài chỉ là cảm
giác, tri giác, biểu tượng của ý thức cá nhân, không tồn tại ngoài ý thức.
- Duy tâm khách quan: cho rằng mọi sự vật tồn tại không phải là ý
thức cá nhân, tức là không phải do chủ quan mà là một ý thức khách quan, thần
bí, tồn tại ngoài ý thức con người và độc lập với con người. Đó là Thượng Đế.
b/ Chủ nghĩa Duy vật:
Chủ nghĩa Duy vật gồm những hệ thống và quan
điểm triết học giải quyết các vấn đề cơ bản của Triết học theo hướng vật chất
là chủ yếu: Vật chất có trước và quyết định ý thức.
Vật chất tồn tại ngoài ý thức con người và
không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất là nguồn gốc của cảm giác, còn ý thức là
sản phẩm của bộ óc con người.
Chủ nghĩa Duy vật chủ trương:
·
Chỉ
có vật.
·
Tâm
do vật biến hóa mà ra.
·
Vật
hoàn toàn chi phối tâm.
Chỉ có vật chất là tồn tại thực sự. Tinh
thần, ý thức chỉ là sản phẩm của vật chất hay là hình thức tồn tại cao cấp
của vật chất. Vật chất thì vô thủy vô chung, nó đã có tự bao giờ và tồn tại
mãi mãi, người ta không thể tạo lập được một cái gì thực tại cả. Con người do
vật chất sinh ra. Vật chất sản xuất ra tinh thần và tư tưởng con người theo
các định luật lý hóa sinh.
Chủ nghĩa duy vâạ đã được thể hiện dưới ba
hính thức cơ bản:
- Chủ
nghĩa duy vật chất phác: là
kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại. Chủ nghĩa duy vật
thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật
chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính
trực quan nên ngây thơ chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy
vật cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên giải thích giới tự
nhiên.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ 15 và 18 và đỉnh cao là thế kỷ 17 -18. Đay là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo lên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo điển hình là thời kỳ chuyển từ đêm trường trung cổ sang thời kỳ phục hưng. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do C.Mác và F.ăngghen xây dựng vào những năm 40 thế kỷ 19, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa những tinh hoa của các học thuyết trước đó và sử dụng khá triệt để thành tực khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục mọi hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy. |
|
Câu
2: Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa
vật chất của Lênin?
|
|
Tự làm
|
Ý kiến thảo luận
|
1. Định nghĩa vật
chất của Lênin:
Vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
2. Phân tích định nghĩa:
-
Vật chất là một phạm trù triết học: Vật chất là một phạm trù rộng nhât, khái
quát nhât, không thê hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm “vật chất” thường
dùng trong các khoa học cụ thể hay trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, ko thể
đồng nhất vật chất với các vật thể cụ thể hoặc một thuộc tính nào đó của vật
chất.
- Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác”
+”Thực
tại khách quan” là tất cả những j tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm
giác, ý thức con người. đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là
tiêu chuẩn để phân biệt cái j là vật chất, cái j ko phải là vật chất. tất cả
những j tồn tại bên ngoài và độc lập vs cảm giác, trong ý thức là vật chất.
+
Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”,”tồn tại ko lệ
thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng đinh vật chất có trước, cảm giác, ý thức
có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.
-“Thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh. Điều này khẳng định rằng, con người có
khả năng nhận thức đưuọc thế giới vật chất.
Như vậy, vật chất ko tồn tại một cách vô hình, thần bí, mà tồn tại một cách hiện thực, được ý thức con nguwoif phản ánh, do đó về nguyên tắc, ko thể có đối tượng vật chất ko thể nhận thức được mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà thôi. 3. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa:
-
Định nghĩa vật chất của Lê Nin đã bao quát cả hai mặt của vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường cỉa chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Định nghĩa vật chất chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo về phạm trù vật
chất.
-
Định nghĩa vật chất chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tầm thường là
đã đòng nhất vật chất với ý thức.
-
Định nghĩa đã lien kết chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật
lịch sử thành một thể thống nhất.
- Định nghĩa đã mở đường cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và khám phá những kết cấu phức tạp của thế giới vật chất.
4. Tính thống
nhất vật chất của thế giới:
Chủ
nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, bản chất của thế giới là vật chất
và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều này được thể hiện ở những
điểm cơ bản sau đây:
-
Chỉ có thế giới duy nhất là thế giới vật chất, bản chất của thế gưới là vật chất
và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Thế giới vật chất tồn tại
khách quan, có trước và ko phụ thuộc vào ý thức con người.
-
Mọi bộ phận của thế giới đều lien hệ vật chất với nhau, bởi vì chúng đều là
những dạng cụ thể của vật chất, cùng có nguồn gốc vật chất, nguyên nhân vật
chất, kết cuấ vật chất, kết quả vật chất và cùng chịu sự chi phối của các quy
luật khác quan của thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, ko sinh ra và ko mất đi, trong thế giới ko có j khác ngoài những quá trinh vật chất đang diễn ra, chúng là nguyên nhân kết quả và sự chuyển hóa của nhau.
-
Ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ não con người nên cũng thuộc về
thế giới vật chất, ko thể có một thế giới thứ hai dành riêng cho ý thức.
|
|
Câu 3: Ý thức là gì? Bản chất
của ý thức? Phân tích MLH biện chứng giữa VC và YT? Ý
nghĩa P2 luận?
|
|
Tự làm
|
Ý kiến thảo luận
|
1/ Ý thức là gì?
Ý
thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là sự phản ánh thế
giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và
sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
2.
Bản
chất của ý thức?
-
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tính
chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt
động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin,
chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những
thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của
thông tin được tiếp nhận.
Tính
chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình
con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v… trong đời sống
tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các
mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình
ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về
nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới
khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm lý, tình cảm,
nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v…) của con người.
Theo C.Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
-
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có
tính xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một
hiện tượng xã hội. ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội, phản ánh
những quan hệ xã hội khách quan.
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
3/ Phân tích MLH biện chứng giữa VC và YT?
a/
Vật chất là phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác.
b/ Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
c/
MLH biện chứng giữa VC và YT
-
Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có
trước,nó sinh ra và quyết định ý thức:
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .
Lao
động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn
gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .
Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .
-
Tác động trở lại của ý thức: Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý
thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối
với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không
thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại
đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .
Dựa
trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương
hướng,xác định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức
tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn
điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho
sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch
hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật
khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.
Tuy
vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định
chứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất
được.Và suy cho cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh
thế giới vật chất .
Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .
4/ Ý nghĩa phương pháp luận ?
Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết
định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đúng đắn sự vật, hiện tượng,
trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết
tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân
tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó .
Mặt
khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất,
cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của
nhân tố tinh thần.
Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.
Không
chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu
cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do
tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.
|
|
Câu 4: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện, lịch sử cụ
thể?
|
|
Tự làm
|
Ý kiến thảo luận
|
a/ Quan điểm toàn diện là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự
vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mặt khâu trung gian,
gián tiếp có liên quan đến sự vật.
b/ Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm khi xem xét sự vật phải ngihên
cứu nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Phải nghiên cứu quá
trình vận động của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai.
c/ Cơ sở lý luận của hai quan điểm trên là xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
-
Phải có quan điểm toàn diện vì sự vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ
không có sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô lập với sự vật khác.
-
Phải có quan điểm lịch sử cụ thể vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành
tồn tại, biến đổi và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có
những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó.
Cho
nên xem xét sự vật vừa phải xem quá trình phát triển của sự vật đó, vừa phải
xem xét trong từng điều kiện quá trình cụ thể. Có xem xét toàn diện và lịch
sử cụ thể sự vật thì ta mới hiểu được bản chất của sự vật từ đó mới cải tạo
được sự vật.
-
Quan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng củae phương
pháp biện chứng Mác xít. Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta khi nhận thức
sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận
động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để
cải biên sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người. - Cơ sở lý luận của quan điểm
phát triển chính là nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan. Nguyên lý đó nói rằng phát triển là khuynh hướng
tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng. Phát triển được diễn ra
theo 3 hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện.- Mỗi sự vật đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và
mất đi. Nhưng khuynh hướng chung của thế giới vật chất là luôn phát triển
theo hướng diện, cái mới thay thế cái cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước. Do
đó để nhận thức và phản ánh chính xác sự vật hiện tượng ta phải có quan điểm
phát triển.+ ý nghĩa thực tiễn của quan điểm phát triển.- Quan điểm phát
triển là phương pháp khoa học giúp cho chúng ta hiểu được bản chất thực sự
của sự vật, tự do ta tìm được biện pháp cải tạo sự vật theo đúng quy luật
phát triển của chúng. Giúp ta tránh được tư tưởng hoang mang, dao động bi
quan trước những bước thụt lùi tạm thời đi xuống của sự vật, xây dựng niềm
tin vào cái mới nhất định thắng lợi. Tránh tư tưởng ảo tưởng (vì sự phát
triển của sự vật, rất phức tạp), tránh tư tưởng bi quan chán nản vì cái mới
hợp quy luật thắng lợi là tất yếu, cái cũ, cái lạc hậu tồn tại chỉ là tạm
thời nó nhất định sẽ mất đi Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản,
quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn
diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn
nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn
tại củ nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác
nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua
lại giữa sự vật hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác, tránh xem xét
phiến diện một chiều - Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá
từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản
chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong nhận
thức, nguyên tắc toàn diện là yêu cầu tất yếu của phương pháp tiếp cận khoa
học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động, phát triển có thể có của sự
vật, hiện tượng đang nghiên cứu, nghĩa là cần xem xét sự vật, hiện tượng
trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố,
các thuộc tính, cùng các mối quan hệ của chúng.Nguyên tắc toàn diện còn đòi
hỏi để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối
liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật, hiện
tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng. Nguyên tắc toàn diện đối lập với
cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật
ngữ nguỵ biện.
|
|
Câu 5: Phân tích nội dung và ý nghĩa P2
luận của quy luật mâu thuẫn?
|
|
Tự làm
|
Ý kiến thảo luận
|
Nội dung quy luật:
-
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức
những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa
thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các
khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối
lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
+
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác
nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng
bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất
gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn
liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
+
Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát
triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập
thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác
động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã
đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó
mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi
sự vật mới ra đời thay thế.
Ý nghĩa phương pháp luận
-
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và
là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái
ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.
-
Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và
tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
-
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu
thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải
tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều
kiện đã chín muồi.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét