Câu 1: Phân
tích các nguyên nhân của công tác đánh giá cán bộ ở cơ sở. Theo anh (chị)
nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao?
Công tác đánh giá cán bộ là để xác định năng lực,
trình độ kết quả công tác, phẩm chất chính trị đạo đức và khả năng phát triển của
cán bộ;làm căn cứ để bố trí sử dụng bổ nhiệm ,miễn nhiệm, luân chuyển , đề bạt,
đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với
cán bộ
*Phân tích các nguyên tắc của công
tác đánh giá cán bộ ở cơ sở
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán
bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc sau:
a.
Các cấp ủy Đảng
mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy , Ban Thường vụ Đảng ủy
cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được
phân công
-
Mức độ thực
hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao: thể hiện ở khối lượng, chất lượng , tiến
độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí , từng thời gian;tinh thần trách
nhiệm trong công tác
-
Về phẩm chất
chính trị,đạo đức lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính trị ;việc
chấp hành chủ trương ,đường lối và quy chế,quy định của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước
+ Việc giữ gìn đạo đức lối sống
lành mạnh, chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực
khác
+Tinh thần học tập nâng cao trình
độ,tính trung thực,ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần tự phê bình và phê bình
-
Chiều hướng
và triển vọng phát triển
Đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh
giá : Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ dựa vào kết quả và hiệu quả công việc, mức độ
hoàn thành nhiệm vụ được giao
b.
Đánh giá cán
bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, đảm bảo nguyên tắc tập
trung dân chủ và đúng quy trình
+ tập trung da6nc hủ trong đánh
giá cán bộ: không được áp đặt ý kiến của mình cho mọi người
+ Đánh giá đúng quy trình phải
tuân thủ theo các bước của quy trình đánh giá
+Thông báo kết quả đánh giá
Dân chủ cả trong khi đánh giá ,sau khi đánh
giá và dân chủ trong cả khiếu nại giải quyết đánh giá
-
Dâc chủ trong
khi đánh giá: để tự đánh giá, tạo điều kiện cho tập thể góp ý đánh giá, sau đó
cấp ủy bàn bạc thảo luận và quyết định về kết quả đánh giá đó
-
Dân chủ sau
khi đánh giá : Kết quả đánh giá phải thông báo cho cá nhân đó biết là tập thể
đánh giá cá nhân như thế có đồng ý hay không đồng ý
-
Dân chủ trong
quá trình giải quyết khiếu nại: Nếu người được đánh giá đồng ý thì bàn còn người
được đánh giá không đồng ý thì phải tạo điều kiện cho cá hha6n đó giải trình,
khi giải trình xong mà không có sự thống nhất đôi bên , cá nhân đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình và chuyển lên cấp
trên cao hơn và chờ cấp trên xem xét
Khi biểu quyết ý kiến thiểu số phục
tùng đa số đó là nguyên tắc tập trung
c.
Đánh giá cán
bộ phải khách quan, tòa diện lịch sử, cụ thể và phát triển
Các quan điểm:
-
Quan điểm thực
tiễn; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn vào hoạt động thực tiễn của cán bộ đó để
đánh giá (không chỉ nhìn thẳng vào bằng cấp mà còn phải dựa vào hiệu quả, kết
quả công việc) dựa vào hành vi công tác trong sinh hoạt đời thường
Ví dụ: Đánh giá một cán bộ ở cơ
quan để đưa ra ứng cử hội đồng nha6nd ân, nhưng khi đưa về với địa phương lấy ý
kiến nhận xét thì lại không tốt( vì có vợ hách dịch với mọi người xung quanh,
con trai cầm đầu đua xe ). Vì trong nhà không tốt thì làm sao có đủ điều kiện
lãnh đạo và bầu vào hội đồn nhân dân vì thế bị thất bại
-
Quan điểm
toàn diện; Khi đánh giá một con người phải xem xét nhiều mặt(ưu, khuyết,Phẩm chất,
năng lực, đạo đức lối sống, phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố)
-
Quan điểm vận
động(quan điểm phát triển; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn con người luôn thay đổi
trong sự vận động và phát triển, đánh giá đừng nhìn vào thành kiến và ấn tượng
Ví dụ: Hiện nay đánh giá cán bộ giữa
các cơ sở đào tạo tại chức , chính quy có những nhận định thành kiến ấn tượng
không tốt với tại chức trường dân lập như vậy sẽ đánh giá không chính xác
-
Quan điểm
nhân đạo: Khi đánh giá một con người phải xuất phát từ tâm trong sáng, đừng coi
đây là cơ hội để trù dập nhau, khi đánh giá hãy lấy ưu điểm để cho người ta
phát triển, đừng vạch lá tìm sâu, khi đánh giá đừng cầu toàn, phải nhìn con người
trong tính tương đối. Khi đánh giá về mình phải nghiêm khắc, khi đánh giá về
người khác phải mang tính bao dung nhân đạo
-
Quan điểm
trung thực khách quan: Khii đánh giá cán bộ phải công tâm, công bằng trung thực
đừng đánh giá theo cảm tính cảm tình. Phải đánh giá trong điều kiện hoàn cảnh
khác nhau. Phải đánh giá nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhiều phương pháp khác
nhau
-
Quan điểm lịch
sử cụ thể; Khi đánh giá cán bộ phải đứng trong hoàn cảnh cụ thể đánh giá con
người là đánh giá cả một quá trình
·
Theo anh (chị)
nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Tại sao?
Theo tôi nguyên tắc đánh giá cán bộ
lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung
dân chủ và đúng quy trình là quan trọng nhất
Vì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc
tổ chức cơ bản của Đảng. thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho Đảng
Cộng Sản Việt Nam thống nhất ý chí và hành động giữ vững kỷ luật.Thực tiễn cho
thấy ở đâu và nơi nào lúc nào bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ được nhận thức đầy đủ mối quan hệ tập trung dân chủ
được giải quyết đúng đắn thì ở nơi đó nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững
dân chủ được mở rộng tập trung thống nhất
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng cao
Vì vậy nhận thức đúng đắn đầy đủ
nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở cho quán triệt vận dụng phù hợp với đặc
điểm nhiệm vụ để các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống
các quan điểm sai trái hiện nay.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng để
xây dựng Đảng ta thành một Đảng kiểu mới vững mạnh. Mục đích của nguyên tắc là
nhằm thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, làm cho Đảng đoàn kết thành một
khối thống nhất, nội bộ luôn luôn đoàn kết một cách chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm
minh, có sức chiến đấu vô địch; Phát huy trí tuệ, năng lực và tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của đông đảo đảng viên, làm cho mọi đảng viên có thể đóng góp được
nhiều ý kiến, kinh nghiệm vào việc quyết định đường lối, chủ trường và nhiệm vụ
của Đảng được đầy đủ, chính xác, phù hợp với thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay có một bộ
phận không nhỏ Đảng viên đã bị thoái hóa, biến chất đã làm mất lòng tin trong
quần chúng nhân dân đã làm ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng gây bức
xúc lớn trong dư luận.
Vì vậy nguyên tắc tập trung dân chủ
yêu cầu: các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải báo cáo và chịu trách nhiệm về mọi
mặt hoạt động của mình trước tổ chức Đảng, gương mẫu tự phê bình và tiếp thu
phê bình của cấp dưới, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập trung
trên cơ sở dân chủ hoàn toàn khác về bản chất với tập trung quan liêu, chuyên
quyền, độc đoán. Dân chủ của Đảng Cộng sản không đối lập với tập trung, không
tách rời tập trung. Dân chủ để phát huy tối đa trí tuệ của Đảng viên, làm cơ sở
cho tập trung. Dân chủ càng mở rộng thì tập trung cang cao.
Ví dụ ở cơ quan tôi công tác đánh
giá cán bộ thực hiện theo 8 nội dung và tính theo thang điểm.
1. Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nêu rõ bản thân và gia đình trong
việc chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước tốt hay không tốt, có gì vi
phạm, bản thân của cán bộ Đảng viên đó có gương mẫu trong việc chấp hành hay
không (10 điểm)
2. Kết quả công tác (30 điểm)
Những nhiệm vụ công tác cụ thể được
đơn vị phân công trong năm. Kết quả thực hiện (số lượng và chất lượng công việc
hoàn thành trong năm).
3. Tinh thần kỷ luật (ý thức kỷ luật trong công tác, thực hiện nội
quy cơ quan, thục hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên, có tham gia đầy đủ các buổi
họp của chính quyền, Đảng, Đoàn thể thại công ty hoặc chi bộ Đảng nơi cư trú)
(10 điểm)
4. Tinh thần phối hợp trong công việc (Phối hợp công tác với các cơ
quan liên quan và đồng nghiệp, việc phối hợp đã đạt được những kết quả) (10 điểm)
5. Tính trung thực trong công tác (trung thực trong việc báo cáo với
cấp trên và tính chính xác trong công tác báo cáo) (10 điểm)
6. Lối sống đạo đức (quan hệ với đồng nghiệp, trong gia đình và cộng
đồng nơi cư trú, đoàn kết nội bô và giúp đỡ lẫn nhau) (10 điểm)
7. Tinh thần học tập và nâng cao trinhg độ (Trong năm đã học tập và
nâng cao trình độ về lĩnh vực gì, dự những lớp học, tập huấn nào, có những công
trình nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu thực hiện như đề tài, báo cáo khoa học...)
(10 điểm)
8. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tinh thần phục vụ, hẹn đúng
thơi gian; thái độ phục vụ tận tụy, lịch sự, hòa nhã).
Quy trình thực hiện đánh giá cán bộ
tại công ty tôi đối với từng cán bộ Đảng viên được thực hiện như sau:
+ Mỗi cán bộ Đảng viên tự đánh giá
xấp loại theo mấu "Phiếu đánh giá cán bộ"
+ Cấp ủy đọc bản nhận xét của cấp ủy
nơi cư trú, nhận xét của tổ chức hai đoàn thể công ty.
+ Tập thể đóng góp ý kiến cho bản
thân tự nhận xét kết quả công tác của cán bộ và góp ý đánh giá.
+ Cá nhân được đánh giá có ý kiến
(nếu những ý kiến đánh giá đóng góp đó đúng thì tiếp thu những ý kiến đó, nếu ý
kiến đóng góp chưa đúng thì cá nhân đó sẽ giải trình).
+ Cấp ủy công ty trực tiếp đánh
giá cán bộ theo 8 nội dung, tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể bằng cách cứ
vào tổng điểm của 8 nội dung nêu trên để tổng hợp, xếp loại cán bộ theo các mức
độ quy định.
Cách xếp loại: Căn cứ vào tổng số
điểm vào 8 mục trên và xếp loại theo 4 mục sau: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành
tốt, Hoàn thành và Không hoàn thành.
Câu 2: Phân
tích kỹ năng thu thập và xử lý thông tin bằng một ví dụ cụ thể mà anh chị từng
biết hoặc từng thực hiện ở cơ sở
Kỹ năng thu
thập thông tin:
Thông tin có vai trò quan trọng
trong công tác lãnh đạo, điều hành và giải quyết công việc của người lãnh đạo.
Có đầy đủ thông tin, công việc được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp thông
tin kịp thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin,
thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc. Đôi khi
công việc giải quyết một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu công tác.
- Xác định nhu cầu đảm bảo thông
tin: (Nhu cầu thông tin của cơ quan, UBND, của cá nhân người lãnh đạo quản lý)
- Xác định nguồn kênh thông tin
+ Thông tin từ công văn chỉ thị của
cấp trên.
+ Thông tin từ báo cáo cấp dưới.
+ Thông tin từ các cơ quan thông
thấn báo chí.
+ Thông tin từ những kinh nghiệm,
những địa phương khác, cơ sở khác.
- Xây dựng thiết chế đảm bảo thông
tin thông suốt
Xử lý thông
tin
Người cán bộ cấp cơ sở cần nắm rõ
hai hình thức xử lý thông tin
- Xử lý thông tin tức thời: phải
trả lời ngay cho dân, trả lời ngay cho cơ quan báo chí
- Xử lý theo quy trình:
+ Phải có người tiếp nhận thông
tin (số ghi công văn đến, đi)
+ Phân loại thông tin: thuộc thông
tin hay công văn đến cho từng đối tượng, đến các bộ phận có trách nhiệm để xem
xét, giải quyết.
+ Lưu trữ thông tin (lưu trữ ở đâu và lưu trữ
bằng phương tiện nào cho dễ tìm)
+ Xử lý thông tin này nhu thế nào
(truyền đạt kết quả xử lý của thông tin, truyền đạt nó đến những nơi có nhu cầu).
Ví dụ: Công ty tôi đang công tác
là công ty TNHH MTV, vơi chức năng, nhiệm vụ là duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn
chiếu sáng công cộng và hệ thống tín hiệu đèn giao thông.
Công ty chúng tôi quản lý hệ thống
đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông của 24 quận huyện trong thành phố Hồ
Chí Minh.
Một hôm cchungs tôi nhận được một
thông tin từ đường dây nóng của báo Thanh Niên về việc đường Bành Văn Trân, phường
7 quận Tân Bình không có đèn chiếu sáng nên gây nguy hiểm cho người đi lại.
Khi nhận được thông tin trên của báo Thanh
Niên, lãnh đạo công ty đã chỉ đạo xí nghiệp tuần tra giám sát phối hợp với xí
nghiệp 3 quản lý địa bàn xuống hiện trường để xác minh thông tin.
Xí nghiệp Tuần tra giám sát cùng với
Xí nghiệp quản lý khu vực cử nhân viên xuống địa bàn và kết hợp với chính quyền
địa phương xác định thực tế trên đường Bành Văn Trân là có đèn chiếu sáng công
cộng nhưng do thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của UBND thành phố nên công
ty đã thực hiện tiết giảm điện bằng cách cho một đèn sáng và một đèn tắt xen kẽ
nên người dân tưởng nhậm là đèn chiếu sáng công cộng bị tắt.
Sau khi UBND phường 7 quận Tân
Bình xác nhận vào phiếu xác minh thông tin của Xí nghiệp tuần tra giám sát, Xí
nghiệp tuần tra giám sát đã làm tờ trình báo cáo lãnh đạo công ty.
Lãnh đạo công ty căn cứ vào tờ
trình và phiếu xác minh thông tin của Xí nghiệp Tuần tra giám sát và làm văn bản
gửi báo Thanh Niên.
Tất cả những công việc trên đều được
thực hiện trong ngày.
Câu
3 : Trình bày, phân tích quy trình tổ chức thực hiện một quyết định quản lý ở
cơ sở qua một ví dụ cụ thể mà anh chị đã tham gia tổ chức hoặc thực hiện quyết
định này.
A. Quy trình tổ chức thực hiện một quyết định
quản lý ở cơ sở gồm các bước sau:
* Triển khai quyết định: Việc triển khai quyết
định lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng quy định của
pháp luật, điều lệ của đảng. Triển khai các quyết định đến đối tượng thực hiện
làm cho đối tượng có liên quan đến quyết định biết được.
Triển khai quyết định: Việc triển khai quyết
định lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng quy định của
pháp luật. Trong điều kiện mở rộng phát huy dân chủ ở cơ sở hiện nay, phần lớn
các quyết định lãnh đạo, quản lý đều được công bố công khai để thông báo quyết
định chúng ta nên có kỹ năng truyền đạt, tuyên truyền, thuyết phục, giao tiếp,
truyền đạt nhiệm vụ. Kỹ năng truyền đạt rất quan trong ( kỹ năng truyền thông
là cả thông tin, cảm xúc, cảm tưởng, tư tưởng ).
* Tổ chức thực
hiện quyết định:
Cần bố trí, tổ
chức lực lượng cán bộ phù hợp ( giao đúng người, đúng việc ) để thực hiện quyết
định, đồng thời đảm bảo những phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện quyết định này.
Tùy thuộc vào
từng loại quyết định các lãnh đạo quản lý có thể lựa chọn các biện pháp thực hiện
khác nhau.
* Kiểm tra thực
hiện quyết định
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo,
quản lý là bước bảo đảm sự thành công hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết
định
- Việc kiểm tra có nhiệm vụ nắm tình hình và kết
quả có hệ thống, có kế hoạch. Việc kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt
quá trình diễn biến thực hiện quyết định.
- Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định.
- Kiểm tra để đôn đốc việc thực hiện.
- Kiểm tra để xử lý những sai phạm.
* Tổng kết,
đánh giá việc thực hiện quyết định
- Sau khi thực hiện quyết định lãnh đạo, quản
lý cấp cơ sở phải tến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định. Điều
quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý một cách
chính xác, khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định.
b. Ví dụ tại
đơn vị:
Công ty tôi công tác là Công ty TNHH MTV, trực
thuộc Sổ Giao Thông Vận Tải TP HCM. Căn cứ công văn số 26-CV/ĐU ngày 15 tháng 7
năm 2011 của Đảng Ủy Sở Giao Thông Vận Tải TP HCM về việc tổ chức học Nghị quyết
Đại Hội Đảng toàn quấc lần thứ XI, Đại Hội Đảng Bộ thành phố lần thứ IX, Đại Hội
Đảng Bộ Sở lần thứ V.
Ban Thường Vụ Đảng Ủy Công ty tôi công tác ra
quyết định số 13 thành lập Ban Tổ Chức gồm 05 đồng chí thực hiện tổ chức đợt học
tập này ( gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 3 thành viên ).
Sa khi ra quyết định, Ban Thường Vụ Đảng Ủy
đưa quyết định này lên trên mạng nội bộ của Công ty để thông báo đến những đồng
chí có tên trên trong quyết định biết để thực hiện các nội dung trong quyết định.
Căn cứ vào chức danh trong quyết định, tôi là
trưởng ban tổ chức đã họp các đồng chí trong Ban Tổ Chức và đề ra kế hoạch thực
hiện như sau: Mời báo cáo viên là các báo cáo viên thuộc Đảng Ủy Sở Giao Thông
Vận Tải, thời gian học tập Nghị quyết vào 29, 30 tháng 07 năm 2011, địa điểm: Hội
trường Công ty, các đối tượng tham gia học là cán bộ chủ chốt, toàn thể đảng
viên, toàn thể đoàn viên, các cán bộ đoàn và cán bộ công đoàn cơ sở, đồng chí
trưởng Ban Tổ Chức sau khi soạn thảo kế hoạch đã trình đồng chí Bí Thư phê duyệt.
Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tôi và các
đồng chí trong Ban Tổ Chức phối hợp với Ban Chấp Hành 2 Đoàn thể cử người chuẩn
bị âm thanh, ánh sáng, nhạc Quốc Ca, cắt dán phông chữ và khẩu hiệu, chuẩn bị xắp
bàn ghế đúng với số lượng trong kế hoạch, chuẩn bị nước uống. Tất cả những công
việc trên đều được chuẩn bị hoàn chỉnh trước ngày học 01 ngày.
Ban tổ chức làm thư mời báo cáo viên và ghi
rõ thời gian , địa điểm học gửi lên Đảng Ủy Sở để báo cáo viên biết ngày và xắp
xếp lịch giảng ( thư mời báo cáo viên được gửi trước 30 ngày ).
Ban tổ chức học tập Nghị Quyết ra thông báo
ngày học là ngày 29 và ngày 30 tháng 07 năm 2011 thời gian; sáng từ 8 giờ đến
11 giờ; chiều từ 1 giờ 30 đến 4 giờ 30 và gửi thông báo lên mạng nội bộ của
công ty trước ngày học là 07 ngày để các đối tượng tham dự học biết và xắp xếp
công việc và thời gian để đii học.
Trong quá trình thực hiện quyết định, Đồng
chii1 Bí Thư Đảng Bộ Công ty thường xuyên mời tôi là trưởng ban tổ chức đến để
báo cáo công tác chuẩn bị đến đâu và gần ngày đi học Đồng chí trực tiếp xuống Hội
trường Công ty để kiểm tra các công tác chuẩn bị đã được đầy đủ chưa nếu có gì
bị thiếu kịp thời chấn chỉnh và bổ sung ngay để cho buổi học Nghị quyết đạt kết
quả tốt.
Sau khi tổ chức học tập Nghị quyết XI xong,
Ban Thường Vụ Đảng Ủy đã họp Ban Tổ Chức và đánh giá việc thực hiện đạt kết quả
tốt và thành công tốt đẹp.
Câu 4: Trình
bày quy trình chuẩn bị và thực hiện một buổi diễn thuyết trước công
chúng nhằm tuyên truyền thuyết phục qua một ví dụ cụ thể phù hợp
với hoạt động thực tiễn của đơn vị.
Để
thực hiện một buổi diễn thuyết thành công tốt đẹp trước đám đông ta
cần có 2 công đoạn: Quy trình chuẩn bị và trình bày buổi diễn
thuyết.
a.
Quy trình
chuẩn bị diễn thuyết: Trước hết ta phải xác định tên của chủ đề: Người làm công
tác diễn thuyếtnói chuyện trước công chúng phải xác định chủ đề để
thực hiện đúng mục tiêu của chủ đề đó, nếu không xác định rõ chủ
đề thì nó sẽ lan man hoặc sẽ không thực hiện được kế hoạch.
Vậy trước hết ta phải xác
định tên của chủ đề, tên gọi là gì, mục tiêu của chủ đề là gì để
thuyết phục người ta một hành động hay thay đổi thuyết phục người ta
hay chỉ để tạo tình cảm với người ta cho một sự kiện, tùy thuộc
vào mục tiêu mà chúng ta xác định, tên của chủ đề phải xác định
một cách cụ thể.
Xác định mục
tiêu của cuộc diễn thuyết: Xác định
mục tiêu cụ thể, không nên đưa nhiều nội dung, đặt ra nhiều mục tiêu
làm cho người nghe cảm thấy phức tạp, không thoải mái, làm cho buổi
diễn thuyết bị nhàm chán.
Xác định đối tượng mà mình
có thể truyền đạt: Trước khi trình bày buổi diễn thuyết ta phải tìm
hiểu đối tượng là ai để chuẩn bị cho tốt thì mình sẽ thành công,
ngược lại thì sẽ thất bại.
Người diễn thuyết trước khi
chuẩn bị trình bày buổi diễn thuyết phải hiểu được tâm lý của đối
tượng, hiểu được thói quen của đối tượng, trình độ của đối tượng,
hiểu được tính chất và nghề nghiệp của đối tượng, thành phần xã
hội, giai cấp, giới tính, tuổi tác của đối tượng mà mình sẽ nói
chuyện. Cho nên tùy từng đối tượng mà mình có thể nói nhiều hơn hay
ít hơn.
Xác định nội
dung cụ thể để diễn thuyết: Nội dung
của chủ đề diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là nó
phải góp phần giáo dục cho người nghe, góp phần giúp người nghe hiểu
đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực hiện chúng.
Khi xác định nội dung của
buổi diễn thuyết ta nên chọn trình bày nội dung theo phương pháp nào
(phương pháp thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp thảo
luận nhóm…). Với nội dung đó thì mình dự định sẽ trình bày trong
bao lâu, tùy theo từng mục tiêu mà mình sẽ kéo dài hay rút ngắn thời
gian diễn thuyết.
Phải chuẩn bị một địa điểm,
thời điểm, thời gian tiến hành thích hợp. Thường thì nói chuyện vào
buổi sáng không nên sớm quá và cũng không nên kéo dài buổi nói
chuyện sẽ dẫn đến sự mệt mỏi cho người nghe.
Trước khi diễn
thuyết phải chuẩn bị đề cương của bài nói cho cụ thể, bài diễn thuyết bao giờ
cũng gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc.
+ Phần mở đầu:
Nói về lý do của bài nói, lý do gặp đối tượng, giới thiệu mục đích và nội dung
mình gặp đối tượng, giới thiệu tin tức, thời sự (tùy thuộc vào khả năng của mình
và tại sao phải nói điều đó để họ định hướng).
Vào đề phải tự
nhiên, liên quan đến đề tài cần nói. Không nên vào đề quá dài dòng lan man, vào
đề phải ngắn gọn, độc đáo và tạo sự hấp dẫn đối với người nghe.
+ Phần nội
dung chính:
Trình bày các
nội dung cần nói nhưng phải xắp xếp theo một hệ thống, một trình tự hợp lý để
cho nội dung có sức thuyết phục, lôi cuốn, kích thích tư duy người nghe, ta cần
đưa thêm dẫn chứng minh họa, cụ thể, thực tế.
Bố cục chặt
chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tắc, phương pháp nhất định, tư liệu,
tài liệu dùng để chứng min làm rõ luận điểm cần xắp xếp theo logic.
Khi thiết lập
đề cương bài diễn thuyết phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, tính nhất quán với
tính có luận chứng.
Đề cương phần
chính của bài nói phải được xắp xếp theo yêu cầu của phương pháp sư phạm, trình
bày từ cái đơn giản đến cái phức tạp và nổi bật được những luận điểm quan trọng
nhất của bài.
Khi tiến hành
trình bày cuộc diễn thuyết công cụ chủ yếu của người diễn thuyết là dùng ngôn
ngữ lời nói. Công cụ là phương tiện hữu hiệu nhất để trình bầy một bài diễn
thuyết. Chúng ta kết hợp lời nói là ngôn ngữ bằng lời với các hình thức ngôn ngữ
không lời, làm sao truyền cảm xúc, cảm hứng của mình cho người nghe thông qua
hành vi, cử chỉ, cách diễn tả, nói chuyện trước công chúng giống như nói chuyện
trước diễn đàn. Nói chuyện phải khiêm tốn, không nên thao thao bất tuyệt, không
nên nói ào ào, vừa nói vừa dừng lại, lắng lại để cho người ta nghe, người ta thấm
nội dung mình truyền đạt.
Quan tâm đến
quá trình tương tác bằng mắt giữa các đối tượng, không nên hướng chú ý nhiều
vào tài liệu, phải có cách diễn tả khuôn mặt uyển chuyển, ngữ điệu lắng đọng,
nhấn xoáy khi diễn thuyết.
Nói chuyện
minh họa bằng cách dùng trực quan sinh động, máy chiếu, đèn chiếu và một số
phương tiện khác.
Phải liên hệ
thực tế nội dung đó để làm gì, hướng mục tiêu đó đi vào thực tế.
+ Phần kết
thúc: Tập hợp những ý cơ bản mà mình vừa nói ở phần trên và đưa ra những nhận
xét chung.
Tóm lại để
thành công trong một buổi diễn thuyết cần có thời gian, có sự chuẩn bị chu đáo
về mọi mặt, nhiều phí và có sự chuẩn bị tâm lý của người nói, sự rèn luyện
trong thuyết phục.
Ví dụ tại đơn
vị: Tại công ty nơi tôi công tác, ngoài công tác chuyên môn ra tôi còn tham gia
công tác đoàn thể, đó là hoạt động Công đoàn. BCH Công đoàn có giao cho tôi chuần
bị buổi diễn thuyết về văn hóa công sở để truyền đến CBCNVC công ty....???
Câu
5: Phân tích một số yếu tố tâm lý cần chú ý khi ban hành các quyết định quản lý
trình bày ví dụ nói lên hệ quả của việc người lãnh đạo đư ra quyết định mà
không chú ý đến yếu tố tâm lý.
Để ra một quyết
định LĐQL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chúc thực hiện hiệu quả cần chú trọng
đến những yếu tố sau:
Phân
tích và sử dụng thông tin:
- Tính chính
trị: Các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên.
- Tính hợp
lý: Phù hợp với thực tiễn.
- Tính hợp
pháp: Phù hợp với pháp luật, không làm trái với pháp luật, chấp hành đúng quy
chế, quy định đã được ban hành.
Kỹ năng soạn
thảo và ra quyết định
- Thực hiện
đúng quy trình ra quyết định, tránh tùy tiện dẫn đến sai sót trong quá trình ra
quyết định.
- Để ý đến những
ý kiến phản biện đã được thu nhập, có thái độ cầu thị với những ý kiến phản biện
để lựa chọn những phương án, giải pháp thích hợp trong quá trình xây dựng dự thảo
quyết định.
Những sai lầm
cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý.
- Không nắm vững
yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề chung chung không cụ thể, hiện thực không
chính xác, rõ ràng.
- Qúa tin vào
tham mưu, người dự thảo không xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe hết
ý kiến của người tham gia, người phản biện hay quá tin vào những hiểu biết chủ
quan của mình đi đến ra quyết định LĐQL một cách phiến diện và chủ quan.
- Thể hiện chỗ
ra quyết đinh lãnh đạo, quản lý mang tính chất thỏa hiệp, nể nang dựa dẫm cấp
trên một cách thụ động, không mang tính sáng tạo và không tự chịu trách nhiệm.
- Ra QĐLĐQL
không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý, quyết định có nội dung trùng lặp,
chồng chéo với những quyết định đã ra trước đó.
Ví dụ nói lên
hệ quả của người lãnh đạo ra quyết định mà không chú ý đến yếu tố tâm lý:
Sự độc lập
trong việc ra quyết định của Nhà nước phải dựa trên cơ sở thấu hiểu tâm tư,
nguyện vọng của người dân. Nhà nước phải có cái tâm biết lắng nghe và khối óc
biết tư duy độc lập. Độc lập nhưng không xa lìa nhân dân vì như vậy chỉ có thể
là độc đoán. Người dân không lạ với quy trình, bắt đầu dự án bằng một quyết định
không tham khảo ý kiến nhân dân hoặc có cũng chỉ là hình thức vì dự án đã duyệt
rồi. Khi dự án không khả thi để thực hiện được cũng chỉ cần ra một quyết định
khác để đình chỉ hay xử phạt, quyết định này thường được các cán bộ giải thích
(hợp lòng dân).
Dẫn chứng....???????
Câu
6: Theo anh (chị) hiện nay phong cách lãnh đạo nào là phù hợp nhất đối với người
lãnh đạo ở cở sở ? Trình bày phương hướng và cách thức hình thành một phong
cách lãnh đạo phù hợp cho lãnh đạo ở đơn vị.
Trong tình
hình hiện nay, thì phong cách lãnh đạo dân chủ được xem là phong cách có nhiều
ưu thế nhất. Là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở cơ sở, nó sẽ khơi dậy
được mọi sự tham gia nhiệt tình và mọi những đóng góp sáng tạo của quần chúng
trong việc tạo ra những quyết định, chỉ đạo, chỉ thi trong việc tổ chức thực hiện
nhuwgx đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở
cơ sở có hiệu quả.
Tuy nhiên nhà
lãnh đạo cũng không nên tuyệt đối thực hiện theo phong cách này nên lựa chọn một
phong cách phù hợp, dù lựa chọn phong cách nào cũng cần tuân thủ những tác
phong quản lý như:
- Tác phong
làm việc dân chủ: Tôn trọng ý kiến, nguyện vọng lắng nghe ý kiến của quần
chúng, không chủ quan, độc đoán, khơi dậy nhiệt tình đóng góp năng động, sáng tạo
của quần chúng tham gia, thực hiện và chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.
- Tác phong khoa
học: Trong công việc phải khoa học có kế hoạch cụ thể, không tùy tiện, tùy hứng,
phải có phân công trách nhiệm, tư duy khoa học, phải nhạy bén với cái mới, chỉ
thấy cái lợi trước mắt mà không hình dung cái lợi lâu dài, tầm nhìn hạn chế.
- Tác phong
làm việc hiệu quả thiết thực: Không hình thức thành tích, tính hiệu quả thiết
thực là tiêu chuẩn đánh giá tài đức của CBLĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của
phong cách lãnh đạo.
- Tác phong
sâu sát quần chúng, tiên phong gương mẫu: Không đi thực tế, không mệnh lệnh cửa
quyền, quan liêu mà phải năng động, dân là gốc, là chủ mọi nguồn sức mạnh trí
tuệ đều từ đây, biết coi dân đừng coi mình hơn dân đứng đầu người dân tính
gương mẫu, tiên phong đi đầu của lãnh đạo cấp cơ sở, là yếu tố đảm bảo vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân,
đây là nguyên tắc lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp cơ sở.
- Tác phong
làm việc năng động, sáng tạo: Nói được phải làm được, phải năng động, sáng tạo
tìm ra hướng chuyển dịch cơ cấu với thực tiễn, nhạy bén trong việc phát hiện
cái mới, ủng hộ nhân lên diện rộng, hoàn thành công tác và cải thiện cuộc sống
tốt hơn.
Trình
bày phương hướng và cách thức hình thành một phong cách lãnh đạo phù hợp cho
cán bộ lãnh đạo ở đơn vị:
Phong cách
lãnh đạo không tự nhiên mà có, không phải cố định mà cần xem xét nó một cách biện
chứng như một quy trình luôn luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những
điều kiện khách quan và yếu tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển một phong
cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích định hứng đòi hỏi mỗi người lãnh đạo
quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được đặc biệt là kỹ năng
biết áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong cách lãnh đạo với mọi đối tượng cụ thể
trong mọi tình huống. Chính vì thế để hình thành phong cách lãnh đạo là do tổng
thể những phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo quyết định phần lớn những phẩm
chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính nguyên tắc của Đảng, những
phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự thông thạo công việc, năng lực
tổ chức tạo ra mối liên hệ thường xuyên với quần chúng, chú trọng bồi dưỡng
chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa học,
tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức kiểm tra và giám sát. Để có quan điểm
đúng về công tác lãnh đạo đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc những
luận điểm chủ yếu của Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập
nghiêm túc về khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý. Mặt khác, Lenin còn chỉ rõ đặc
trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Leninnit không chỉ sử dụng sáng tạo những
thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết nghiên cứu và vận dụng kinh
nghiệm thực tiễn. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo cơ sở không chỉ
có kiến thức, kỹ năng quản lý giỏi mà còn biết phân quyền đúng, hợp lý, xây dựng
cơ chế phù hợp trong việc ra quyết đinh và thông qua quyết định quản lý, chú trọng
rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức.
Người lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành phải kiên trì với định hướng XHCN, chủ
động hội nhập, đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn, sử dụng đúng đắn các biện
pháp quản lý trong điều kiện dân chủ hóa gia tăng, khả năng thu nhập, xử lý
thông tin và có năng lực tổ chức thực hiện.
Câu
7: Phân biệt mục tiêu của người LĐQL với mục tiêu của cấp dưới (người thừa
hành) trong họat động của đơn vị? Cho ví dụ.
Khái niệm hoạt động lãnh đạo, quản lý:
·
Khái niệm hoạt động
lãnh đạo: Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định
hướng, gây ảnh hưởng, tạo niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với
người lãnh đạo cùng thực hiện mục tiêu đề ra (SGK 14)
·
Khái niệm hoạt
động quản lý: Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình, được quy định rõ trong
khuôn khổ các thể chế xác định. Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người
khác (SGK 14)
Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý là:
·
Tạo nên sức mạnh
tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động
·
Tạo ra môi
trường vừa cho phép mỗi người được tự do sáng tạo vừa định hướng mọi người theo
mục tiêu chung
·
Tạo nên sự phối
hợp đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng đơn vị để tạo thành 1 hệ thống
nhất
·
Góp phần tạo
dựng sức mạnh bền vững của hệ thống chính trị (SGK 17)
Nói cách khác Quản lý hay Lãnh đạo là tác động có mục đích giữa
nhà quản lý lãnh đạo và đối tượng quản lý của mình sao cho cả hệ thống quản lý
đều hướng về 1 mục tiêu và thực hiện tốt mục tiêu đó. Đối tượng quản lý ở đây
bao gồm csvc và con người (nhân viên thừa hành)
Vậy mục tiêu của người lãnh đạo, quản lý là:
·
Xây dựng mục
tiêu và tạo tạo niềm tin, thuyết phục người khác cùng thực hiện mục tiêu đề ra
·
Xây dựng nhóm
tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động
·
Tạo ra môi
trường vừa cho phép mỗi người được tự do sáng tạo vừa định hướng mọi người theo
mục tiêu chung
·
Tạo nên sự phối
hợp đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng đơn vị để tạo thành 1 hệ thống
nhất
·
Kiểm soát được
lộ trình thực hiện mục tiêu
Mục tiêu của người thừa hành:
·
Hoàn thành
nhiệm vụ được giao
·
Sáng tạo để
thực hiện công việc có năng suất, hiệu quả cao
·
Hỗ trợ lãnh đạo
kiểm soát lộ trình
·
Làm lãnh đạo
“mầm non”
VD:[i]
Câu
8: Giải thích đặc điểm về tính phi không gian, phi thời gian của hoạt động LĐQL
ở cơ sở? Nêu ví dụ..
Do đặc điểm của cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương,
đường lối và giải quyết các vấn đề liên quan đến dân, dưới không còn cấp quản
lý nào nữa (SGK 9)
Với vai trò của cấp cơ sở (SGK 11), các vấn đề của người dân diễn
ra mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, phức tạp nên hoạt động LĐQL ở cơ sở có tính phi
không gian, phi thời gian
VD
Câu
9: Phân biệt lãnh đạo và quản lý. Cho ví dụ.
Quản lý
|
Lãnh đạo
|
|
Định hướng
|
Lên kế hoạch, lập ngân sách
|
Hoạch định chiến lược, tầm nhìn
|
Tổ chức
|
Tổ chức và tuyển dụng
Hướng dẫn và kiểm soát
Tạo ra các ranh giới, rào cản
|
Tạo văn hóa và giá trị chung
Giúp người khác tiến bộ
Giảm rào cản, ranh giới
|
Quan hệ
|
Tập trung vào mục tiêu-định vị, thiết lập hàng hóa dịch vụ
|
Tập trung vào con người, truyền lửa và khích lệ con người
|
Tính cách
|
Hành động theo kiểu ông chủ
Giữ khoảng cách tình cảm
Máy móc
Tuân thủ
Chỉ dẫn
|
Tạo điều kiện cho mọi người
Có mối liên hệ tình cảm
Khoáng đạt, quan tâm
Khích lệ, phá cách
Lắng nghe
|
Kết quả
|
Duy trì sự ổn định, tạo văn hóa hiệu quả
|
Tạo sự thay đổi và văn hóa hội nhập
|
1. Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng
Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những
người trong công ty có nhiệm vụ nghĩ ra những ý tưởng mới và đưa vào
kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Người lãnh đạo phải luôn có tầm
nhìn và luôn phát triển các chiến lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần phải có
hiểu biết về các xu hướng hay các nghiên cứu và kỹ năng mới nhất.
Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận
hành những gì đã được thiết lập để nó hoạt động trơn tru đúng kế hoạch. Người
quản lý phải luôn để mắt tới nhân viên cấp dưới và duy trì sự kiểm soát thường
xuyên để nhằm đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì trực tiếp
làm việc với nhân viên nên họ am hiểu nhân viên của mình, biết rõ ai là người
phù hợp nhất với những nhiệm vụ cụ thể.
2. Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát
Ông Wade cho rằng, người lãnh đạo là người
truyền cảm hứng cho nhân viên, để nhân viên biết như thế nào là tốt nhất và làm
thế nào để đẩy nhanh tiến độ. “Lãnh đạo không phải là ở những gì bạn làm mà
chính là những gì mà người khác làm cho bạn. Nếu không có ai thực thi ý tưởng của
bạn thì bạn thực sự không phải là một lãnh đạo”, ông nói.
Nếu mọi người hào hứng với ý tưởng của bạn
thì đó chính là bởi họ đã được bạn truyền cảm hứng. Điều đó có nghĩa là bạn đã
tạo được sự tin tưởng đối với nhân viên, điều này là đặc biệt cần thiết nếu hoạt
động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và cần thiết xốc vác lại niềm tin của
nhân viên vào sứ mệnh của công ty.
Ở vai trò người quản lý, Drucker lại cho rằng,
nghề của họ là duy trì việc kiểm soát nhân viên để nhân viên phát huy khả năng
và năng lực lớn nhất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc tăng doanh thu/lợi nhuận cho
công ty. Để làm điều này một cách hiệu quả, người quản lý cần phải am hiểu rõ cấp
dưới của mình và hiểu cả đam mê và mong muốn về lương bổng của nhân viên.
3. Lãnh đạo hỏi “cái gì và tại sao” trong khi quản lý hỏi “Như thế nào và
bao giờ”
Để đặt câu hỏi “cái gì” và “tại sao”, bạn có
thể sẽ phải hỏi tại sao điều đó xảy ra nhưng đôi khi câu hỏi này sẽ khiến người
nghe có cảm giác như bạn đang thách thức cấp trên của bạn. Ông Wade cho rằng
“Điều đó có nghĩa là họ đang leo lên lớp cấp quản lý cao nhất khi nghĩ rằng cần
phải hoàn thành việc gì đó cho công ty”. “Tôi luôn bảo với nhân viên của mình rằng,
tôi không mong là tất cả những gì tôi nói ra là đúng mà tôi mong nó có nhiều điểm
sai”.
Và nếu công ty vấp phải sai lầm nào đó, thì
lãnh đạo sẽ là người hỏi “chúng ta học được điều gì sau sai lầm này?” và “Làm
thế nào để sử dụng những thông này để làm rõ hoặc thực hiện tốt hơn những mục
tiêu của chúng ta?”
Tuy nhiên, theo Wade, người quản lý thì lại
không thực sự nghĩ nhiều về những sai lầm. Nghề của họ là hỏi “như thế nào”,
“bao giờ” để cho chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện phù hợp.
Còn Drucker thì cho rằng, các nhà quản lý thường
chấp nhận hiện trạng. Họ biết rằng đơn đặt hàng và kế hoạch là rất quan trọng
và công việc của họ là thực thi được các mục tiêu hiện tại của công ty.
Câu 10: Làm thế nào để thúc đẩy nhân viên dưới quyền hăng hái hoạt động, đạt
mục đích mà tổ chức đã đề ra. Nêu những nhận xét đánh giá của cá nhân về các biện
pháp thúc đẩy ấy.
[i] Mục tiêu 1: Truyền thông: Thường thì, sự hiểu lầm và không tôn trọng
lẫn nhau chính là lí do dẫn đến sự bất hòa. Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích
tạo ra một bầu không khí hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đối với mọi vai trò và
trách nhiệm.
Mục tiêu 2: Xây dựng nhóm: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích xây
dựng nhóm bằng việc trở thành người có ảnh hưởng tích cực - người thừa nhận khả
năng tiềm ẩn của cá nhân và của nhóm. Những nhà lãnh đạo không biết cách khuyến
khích tin rằng bạn chỉ có thể đạt được kết quả tốt bằng cách xé lẻ các thành
viên nhóm ra.
Mục tiêu 3: Đưa ra ý nghĩa và mục đích: Nhà lãnh đạo biết cách
khuyến khích chống lại sự chán nản, kiệt sức và làm cho nhóm không đi theo lối
mòn bằng cách khiến họ cảm thấy những việc họ làm có ý nghĩa. Những nhà lãnh đạo
không biết cách khuyến khích cho rằng tiền là thứ duy nhất khiến mọi người làm
việc, và do đó họ để lỡ rất nhiều cách khác để có thể động viên được nhân viên.
Mục tiêu 4: Mang lại cảm giác tự tin: Nhà lãnh đạo biết cách
khuyến khích nâng cao hiệu quả bằng việc tiến hành các mong đợi tích cực với
tinh thần "chúng ta có thể làm được điều đó". Nếu bạn là một nhà lãnh
đạo không tin vào chính mình và khả năng của mình thì làm sao bạn làm được việc
trong cái khung không được khuyến khích đã thiết lập sẵn như thế?
Mục tiêu 5: Đi đúng hướng: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích
có kỹ năng để đưa những người đi chệch đường trở về đúng với con đường hiệu quả.
Nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích sử dụng sự ép buộc, cho dù cách này
không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng.
Mục tiêu 6 : Tìm một con đường: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến
khích vừa là người thực tế, vừa là người lạc quan, có thể khuyến khích nhóm đối
mặt với những thử thách thực tế và khuyến khích đầu óc sáng tạo của họ để tìm
được con đường mới. Nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích mắc sai lầm trong
việc vừa mong rằng mọi thứ khác biệt, nhưng lại không tin tưởng vào sự khác biệt
đó.
Mục tiêu 7: Nâng cao tinh thần thông qua sự liên quan: Nhà lãnh
đạo khuyến khích biết các kỹ thuật để thúc đẩy sự sáng tạo của các thành viên
nhóm, do đó nâng tinh thần của những người liên quan. Nhà lãnh đạo không biết
cách khuyến khích dập tắt các ý tưởng bằng câu: "Điều đó chưa bao giờ hiệu
quả ở đây", hoặc "Anh đùa à?", làm giảm hiệu quả, hoang mang,
thiếu hợp tác...
Mục tiêu 8: Chuyển các cá nhânvào một nhóm chiến thắng: Nhà
lãnh đạo biết cách khuyến khích nhấn mạnh vào sự hợp tác dựa trên cạnh tranh và
những giá trị mà mọi người đóng góp vào kết quả chung của nhóm.
Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích để
giành được những mục tiêu này bằng việc vạch ra những ý tưởng phong phú. Những
ý tưởng này đến từ việc nghiên cứu cách sử dụng sự khuyến khích để giành được
tiềm năng nhóm.[i]
mình đang bán những dvd kỹ năng đạo, cảm ơn Admin
Trả lờiXóabạn nào cần thì liên hệ!
.....................................
Mr.Quang
0969 150 151
chuyên bán turenluyenkynang
mình đang bán những dvd kỹ năng đạo, cảm ơn Admin
Trả lờiXóabạn nào cần thì liên hệ!
.....................................
Mr.Quang
0969 150 151
chuyên bán turenluyenkynang
cảm ơn vì bài soạn!!
Trả lờiXóacảm ơn vì bài soạn!!
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã viết bài.
Trả lờiXóaBạn nào học rồi cho mình hỏi cái. Nếu dc thì add qua email: Njckphuong89@gmail.com
Trả lờiXóaCó bài kỹ năng lãnh đạo quản lý không
Trả lờiXóa