24 tháng 8, 2012

Bài 3. TÍCH LŨY TB VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆU CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ



BÀI 3
TÍCH LUỸ TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


I.      Tích luỹ tư bản
1. Tính tất yếu khách quan tích luỹ tư bản
Khái niệm: Tích luỹ TB là biến một phần m thành TB phụ thêm để mở rộng sx. Nói cách khác tích luỹ TB là TB hoá m.
Tính tất yếu khách quan:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu tái sx mở rộng TBCN;
- Dành ưu thế trong cạnh tranh;
- Có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới;
- Đảm bảo sự thống trị của TB đối với lao động làm thuê.
2. Thực chất của tích luỹ TB
Tái sản xuất: Là quá trình sx được lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng. Trong bất cứ XH nào, tái sx cũng gồm 3 mặt:
- Tái sx ra của cải vật chất
- Tái sx ra sức lao động
- Tái sx ra QHSX
Tái sx giản đơn TBCN: Là quá trình sx được lặp đi lặp lại với quy mô như cũ, nhà TB tiêu dùng hết m.
Vd. Nhà TB tiêu 2000c + 500 v với m' = 100%
Cuối năm 2000 c + 500 v + 500 m -- Tiêu dùng
Năm sau lại lặp lại như cũ -- Lđ làm thuê tạo ra 500 m để nhà TB tiêu dùng
Tái sx mở rộng TBCN: Là quá trình sx được lặp đi lặp lại với quy mô lớn hơn trước, nhà TB không tiêu dùng hết m, biến một phần m thành TB phụ thêm để mở rộng sx.
Vd trên là quy mô năm thứ nhất nhưng nhà TB đưa vào tiêu dùng 250m, đưa vào tái sx 250 m -- quy mô năm thứ 2 tăng lên 2200 c + 550 v -- cuối năm 2 (giả định m' = 100%) = 2200 c + 550 v + 550 m.
Kết luận: Như vậy thực chất của tích luỹ TB chính là quá trình tái sx ra TB với quy mô ngày càng lớn hơn trước và là một nội dung của quá trình đó. Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ TB là m. Số TB ứng trước dù là tài sản chính đáng của nhà TB thì nó cũng sẽ vô cùng nhỏ bé so với tổng số TB tích luỹ được.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ TB
3.1. Nâng cao trình độ bóc lột làm thuê
- Cắt xén tiền công;
- Tăng cường công suất sử dụng máy móc thiết bị;
- Tăng cường độ lao động
3.2. Nâng cao NSLĐ
- Nâng cao NSLĐ cá biệt: Từng đơn vị, từng XN phải nâng cao NSLĐ
- Nâng cao NSLĐ XH: Toàn XH phải nâng cao NSLĐ.
Muốn nâng cao NSLĐ phải nâng cao trình độ, KHCN.
3.3. Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa TB sử dụng và TB tiêu dùng

3.4. Quy mô của TB ứng trước
- Với một trình độ bóc lột nhất định, với số TB ứng trước cao hơn -- tích luỹ được nhiều hơn.
4. Những quy luật của tích luỹ TB
4.1. Quá trình tích luỹ TB là quá trình cấu tạo hữu cơ của TB ngày càng tăng
4.2. Quá trình tích luỹ TB là quá trình tích tụ và tập trung TB ngày càng tăng
- Tích tụ: Là tăng quy mô của TB cá biệt bằng cách tư bản hoá m (Quan hệ giữa TS và VS)-- Kết quả trực tiếp của tích luỹ TB.
- Tập trung: Tăng quy mô của TB cá biệt bằng cách hợp nhất các TB sẵn có trong XH.
VD. Nhà TB D có 300 TB, E có 400 TB, F có 300 TB -- Hợp nhất thành 1000 TB
4.3. Quá trình tích luỹ TB là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản (SGK).                                                                                                                                                                                                            
II. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
1. Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
1.1. Lợi nhuận
Chi phí thực tế sản xuất tạo ra giá trị hàng hoá: Để tiến hành sx, nhà TB phải chi phí một lượng lao động nhất định, đó là:
- Lao động quá khứ (ký hiệu là c)
- Lao động sống tạo ra giá trị mới (ký hiệu là v + m)
G = c + v + m
Chi phí sx TBCN: Để tiến hành sx nhà TB phải ứng TB (ứng một lượng tiền ra) để mua tư liệu sản xuất (c); ứng TB để mua hàng hoá sức lao động (v) -- Chi phí sx TBCN - TB ứng trước (k)

K = c + v
So sánh: Giữa chi phí thực tế và chi phí sx TBCN khác nhau cả về lượng và về chất:
- Về lượng, G bao giờ cũng lớn hơn K
- Về chất, G là chi phí lao động lquan đến việc hình thành giá trị hàng hoá, còn K không liên quan đến việc hình thành giá trị hàng hoá
Lợi nhuận: Giữa giá trị hàng hoá so với chi phí sx TBCN sau khi bán hàng hoá nhà TB đã đủ bù đắp TB ứng ra, thu được một phần lời ngang bằng với m gọi là lợi nhuận (ký hiệu là P).
G - K = m = P  -- G = c + v + m  -- G = K + M -- G = K + P
Kết luận: Lợi nhuận che giấu bản chất bóc lột của CNTB, xoá nhoà ranh giới giữa c và v, xoá nhoà nguồn gốc tạo ra m. Khi nói đến m hàm ý so sánh với v, khi nói đến P hàm ý so sánh với TB ứng trước bỏ vào sx kinh doanh.
1.2. Tỷ suất lợi nhuận:
Là tỷ lệ phần trăm giữa m với toàn bộ TB ứng trước bỏ vào sx kinh doanh (P').
P' = (m/c+v)*100% = p/k * 100%
m' = m/v * 100%
So sánh giữa tỷ suất m (m') và P' khác nhau cả về lượng và về chất:
- Về lượng, m' bao giờ cũng lớn hơn P'
- Về chất, m' nói lên mức độ bóc lột của nhà TB đối với lđ làm thuê, còn P' chỉ cho nhà TB biết đầu tư nơi nào có lợi nhất.
Phương án 1: 80c + 20v + 20m (m' = 100%; p' = 20%)
Phương án 2: 70c + 30v + 30m (m' = 100%; p' = 30%)
1.3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sx
Cạnh tranh nội bộ ngành -- giá trị XH hàng hoá trên thị trường
Cạnh tranh giữa các ngành -- Giá cả sx = chi phí sx + p'
Cung = cầu -- giá cả = giá trị
cung lớn hơn cầu -- Giá cả nhỏ hơn giá trị
cung nhỏ hơn cầu -- giá cả lớn hơn giá trị
2. TBTN và lợi nhuận thương nghiệp
3. TB cho vay và lợi tức cho vay
4. Địa tô TBCN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét