24 tháng 8, 2012

Bài 2. SX GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB



BÀI 2
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ TUYỆT ĐỐI CỦA CNTB


I.      Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản và sức lao động thành hàng hoá
1. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản
- Tiền muốn trở thành tư bản thì tiền đó phải được đưa vào lưu thông nhằm mục đích làm tăng thêm giá trị cho người sở hữu nó. - Tiền trở thành tư bản vận động theo công thức: T - H - T' (T' = T + Delta T) (Delta T: Giá trị thặng dư).
- Công thức trên được gọi là công thức chung của tư bản bởi vì mọi sự vận động của TB đều bắt đầu từ T và kết thúc ở T'.
            + Vận động của tư bản thương nghiệp: T - H - T'
            + Vận động của tư bản công nghiệp: T - H (TLSX và sức LĐ) ... SX.... H' - T'    + Vận động của tư bản cho vay: T - T'
- Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:
            + Nhìn vào công thức chung của TB thì hình như chính lưu thông đã tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nếu thừa nhận điều đó thì trái với học thuyết giá trị lao động của Mác. Tuy vậy nếu tiền không được đưa vào lưu thông thì cũng không giúp làm tăng thêm giá trị cho người sở hữu nó.
            + Kết luận về mâu thuẫn trong công thức chung của TB: Như vậy có thể thấy giá trị thặng dư không phải do lưu thông tạo ra nhưng cũng không thể tạo ra bên ngoài lưu thông. 
            + Muốn giải đáp mâu thuẫn trong công thức này thì phải tìm thấy trên thị trường có một loại hàng hoá sau khi mua được nó và sử dụng nó trong sx thì nó có khả năng làm tăng thêm giá trị. Hàng hoá ấy là hàng hoá sức lao động.
2. Hàng hoá sức lao động
2.1. Sức lao động và điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá
- Khái niệm: Sức lao động là sự tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con người.
Điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá:
            + Người lao động phải được tự do thân thể;
            + Người lao động bị mất hết TLSX hoặc không còn đủ những TLSX cần thiết để tiến hành sx.
2.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
- Thuộc tính giá trị:
            + Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động XH cần thiết để sx và tái sx ra sức lao động quyết định.
            + Giá trị hàng hoá sức lao động được sx và tái sx thông qua việc tiêu dùng các tư liệu sinh hoạt. Do vậy, giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm giá trị tư liệu sinh hoạt để nuôi sống bản thân và gia đình người lao động đồng thời bao gồm cả các khoản phí tổn để đào tạo chuyên môn, tay nghề.
            + Giá trị hàng hoá sức lđ còn mang yếu tố tinh thần, yếu tố lịch sử - XH. Yếu tố tinh thần thể hiện: giá trị hàng hoá sức lđ ngoài việc phải đảm bảo đời sống vật chất còn phải đảm bảo cả đời sống tinh thần cho người lđ. Yếu tố lịch sử XH thể hiện trong giá trị hàng hoá sức lđ: ở trong những điều kiện KT CT XH khác nhau thì giá trị hàng hoá sức lđ cũng khác nhau.
- Thuộc tính giá trị sử dụng:
            + Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động trước hết cũng thoả mãn được nhu cầu cho người mua, đó là nhà TB.
            + Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có điểm đặc biệt là khi sử dụng nó, chẳng những nó không mất đi mà còn tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần lớn hơn ấy chính là giá trị thặng dư.
-- Ở cả hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động đều có những điểm đặc biệt hơn so với 2 thuộc tính hàng hoá thông thường, nên hàng hoá sức lđ được gọi là hàng hoá đặc biệt.
II. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
1. Ví dụ
Điểm khác với quá trình sx hàng hoá giản đơn:
- Nhà tư bản đóng vai trò quản lý và ngược lại người lao động chịu sự quản lý của nhà TB
- Sản phẩm làm ra thuộc về nhà tư bản
Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà TB: Diễn ra theo 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Quá trình chuẩn bị sx giá trị thặng dư, thể hiện ở việc nhà TB mua các yếu tố sx. Giả sử nhà TB chi 50 USD để mua nguyên liệu bông (40 USD); khấu hao công cụ lao động (2USD); mua hàng hoá sức lđ trong đó giả định CN làm việc trong 8 giờ/ngày, và tạo ra 2 USD giá trị mới/ giờ lao động (8 USD).
- Giai đoạn 2: Sản xuất giá trị thặng dư. Giả định sau 4 giờ, CN đã chuyển toàn bộ số bông thành sợi, có giá trị:
            + Giá trị bông chuyển vào = 40 USD
            + Giá trị tiền khấu hao = 2 USD
            + Giá trị mới = 8 USD (2 USD x 4 giờ)
Tổng cộng sau 4 giờ làm việc tạo ra một lượng sợi có giá trị 50 USD --chưa tạo ra giá trị thặng dư.
4 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản phải chi phí thêm:
            + Mua bông = 40 USD
            + Khấu hao = 2 USD
Kết quả giống 4 g đầu, CN cũng tạo ra được lượng sợi có giá trị = 50 USD
-- Kết quả của một ngày:
            + Chi phí TB: 92 USD
            + Giá trị sợi: 100 USD
- Giai đoạn 3: Thực hiện giá trị thặng dư. Nhà TB đem số hàng hoá công nhân tạo ra đem bán (giả định là bán đúng giá trị)
            + Nhà TB thu được một lượng giá trị bằng 100 USD.
            + Đối chiếu với chi phí TB là 92 USD -- Nhà TB có 8 USD tiền lời  (giá trị do công nhân tạo ra, nhà TB được hưởng) -- 8 USD được gọi là giá trị thặng dư.
Kết luận về quá trình sx giá trị thặng dư:
- Giá trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do CN sáng tạo ra và bị nhà TB chiếm đoạt.
- TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
Ký hiệu giá trị thặng dư là m (chữ cái viết tắt đầu tiên của tiếng Đức)
2. Tư bản bất biến và Tư bản khả biến
2.1. TBBB:
- Là một bộ phận của TB SX, tồn tại dưới hình thức TLSX. Trong quá trình sx không có sự thay đổi đại lượng giá trị (Ký hiệu là c - constant).
2.2. TBKB:
- Là một bộ phận của TBSX, tồn tại dưới hinh thức sức lao động. Khi tham gia vào quá trình sx thì có sự biến đổi giá trị, cụ thể là tạo ra giá trị thặng dư (Ký hiệu là v - Variable).
2.3. Ý nghĩa:
Việc phân chia tư bản thành c và v giúp cho thấy vai trò, vị trí của mỗi bộ phận TB trong quá trình sx m. Cụ thể, m không phải do TLSX tạo ra mà do lao động làm thuê của CN tạo ra cho nhà TB. Nói cách khác, sự phân chia này cho thấy nguồn gốc của m, đó chính là sức lđ của CN làm thuê.
3. Tỷ suất và khối lượng m
3.1. Tỷ suất m:
Là tỷ lệ phần trăm giữa m so với v và được ký hiêu là m'.
- Công thức tính: m' = m/v * 100%
- Ý nghĩa của m' cho biết trình độ bóc lột CN của nhà TB
3.2. Khối lượng m:
- Là tích số giữa m' với tổng v (V), ký hiệu là M.
- Công thức tính: M = m' * V  = m/v*100%*V
- Ý nghĩa M cho biết quy mô bóc lột CN của nhà TB
4. Hai phương pháp nâng cao bóc lột m của các nhà TB
4.1. Bóc lột m tuyệt đối
- m tuyệt đối là m thu được nhờ kéo dài ngày lđ trong khi thời gian lđ tất yếu không đổi. Do đó, thời gian lđ thặng dư được kéo dài tương ứng.
Việc bóc lột m tuyệt đối còn được thực hiện bằng cách tăng cường độ lao động vì tăng cường độ lđ cũng giống như việc kéo dài ngày lđ.
- Hai hình thức này đều dẫn đến một kết quả chung là hao phí lđ của CN tăng -- tạo thêm được nhiều giá trị và m hơn cho nhà TB.
4.2. Bóc lột m tương đối
- m tương đối là m thu được bằng cách rút ngắn thời gian lđ tất yếu trong khi ngày lđ không đổi. Do đó thời gian lđ thặng dư được kéo dài tương ứng.
- Việc rút ngắn thời gian lđ tất yếu thực chất là giảm bớt giá trị sức lao động. Biểu hiện bề ngoài đó là sự giảm bớt tiền công.
- Để việc giảm bớt giá trị sức lđ mà không ảnh hưởng tới đời sống CN thì phải bằng cách để hàng hoá trên thị trường rẻ hơn. Có như vậy CN mới mua đủ được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để đảm bảo đời sống. Muốn vậy phải tăng năng suất lđ XH mà trước hết là ở những ngành trực tiếp sx ra tư liệu sinh hoạt đồng thời còn có thể áp dụng việc tăng NSLĐ ở các ngành khác có liên quan.
m siêu ngạch là m có được nhờ nâng cao NSLĐ cá biệt, do đó m thu được vượt mức m thông thường.
5. Sản xuất m - Quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB
- Sản xuất m trở thành quy luật kinh tế cơ bản hay tuyệt đối của CNTB vì nó chỉ rõ được mục đích và phương tiện để đạt được mục đích của nền sx TBCN.
Mục đích của nền sx TBCN không phải vì giá trị sử dụng cũng chẳng phải vì giá trị mà là vì m.
Phương tiện: để đạt được mục đích trên, các nhà tư bản sẵn sàng áp dụng mọi cách thức, biện pháp, thậm chí không từ cả những thủ đoạn, mánh khoé.
- Chính vì vậy việc sx m trở thành cái chi phối, cái quyết định cho sự vận động phát triển của phương thức sx TBCN. Cụ thể, nó quy định sự vận động phát triển đồng thời cũng quy định cả sự diệt vong tất yếu của PTSX đó.
III. Việc vận dụng quy luật m trong điều kiện hiện nay ở nước ta
1. Đối với khu vực kinh tế tư nhân
Còn có hình thức kinh doanh TBCN, cho phép thuê mướn lđ, bóc lột lđ làm thuê.
- Mặc dù vậy chúng ta cần kiểm soát được sự bóc lột của các nhà TB trong nước cũng như ngoài nước trên cơ sở tăng cường luật pháp và áp dụng nhiều các cơ chế, chính sách, biện pháp phù hợp; tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sx tư nhân làm giàu hợp pháp đồng thời góp phần làm giàu cho XH và bảo vệ lợi ích chính đáng cho những người lđ làm thuê ở XH đó.
2. Đối với khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
- Đối với 2 khu vực này, do tư liệu sx trở thành sở hữu của XH, những tập thể người lao động nào đó là đại diện trực tiếp đối với việc sở hữu những tư liệu sx ấy. Lao động của họ trở thành cái để làm giàu cho mình và cho XH chứ không còn để làm giàu cho các nhà TB như trước đây.
- Mặc dù vậy, cần phải nghiên cứu, áp dụng một số các biện pháp, cách thức mà các nhà tư bản đã áp dụng trong việc bóc lột lao động làm thuê để nâng cao hiệu quả sử dụng lđ sống ở những cơ sở kinh tế đó, đặc biệt là việc nâng cao NSLĐ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét