24 tháng 8, 2012

Bài 1. SX HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN SX HÀNG HÓA



BÀI 1
SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ


I.      Sản xuất hàng hoá
1. Khái niệm
- Sản xuất tự cung tự cấp: Là kiểu tổ chức sx mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu của chính bản thân người sx.
- Sản xuất hàng hoá: Là kiểu tổ chức sx mà ở đó sản phẩm được sx ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác, của XH thông qua trao đổi mua bán.
Cuối thời kỳ CXNT, đầu TK CHNL -- SX hàng hoá mới ra đời. SX tự cung tự cấp vẫn tồn tại, tuỳ thời kỳ mà kiểu SX nào phổ biến hơn. SX hàng hoá ngày càng phát triển hơn, SXTCTC ngày càng thu hẹp lại do ưu thế của SXHH.
- Ưu thế của SXHH so với SXTCTC:
+ Quá trình SXHH sẽ thúc đẩy LLSX phát triển, nâng cao năng suất lđ XH.
+ Thúc đẩy quá trình XH hoá sx.
+ Tạo điều kiện cho nền sx lớn ra đời.
2. Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH:
Hai điều kiện:
- Phân công lao động XH: Là sự chuyên môn hoá sx trên phạm vi toàn XH, là sự phân chia lao động XH ra thành những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
Khi có phân công lao động XH sẽ có sự chuyên môn hoá sx -- Một người chi sx một hoặc một vài sp, trong khi nhu cầu con người nhiều -- Dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Đồng thời, sự chuyên môn hoá sx sẽ làm năng suất lao động tăng lên -- Dư thừa sản phẩm -- Cũng dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm.
--Phân công lao động xã hội là điều kiện cơ sở  của sản xuất hàng hoá. (Phân công lao động XH chưa chắc đã dẫn đến sx hàng hoá).
- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sx kinh doanh: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho các chủ thể sx kinh doanh trở nên độc lập với nhau và sp làm ra thuộc quyền quyết định của họ. Người này muốn sử dụng sp của người khác phải thông qua trao đổi. Sự trao đổi đó dần dần có tính toán thiệt hơn về mặt kinh tế làm cho trao đổi sản phẩm mang hình thức là trao đổi hàng hoá. Đây là điều kiện quyết định dẫn đến sự ra đời và tồn tại của sx hàng hoá.
II. Hàng hoá
1. Khái niệm
Hàng hoá là sp của lao động dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được đem ra trao đổi mua bán.
Hàng hoá có 2 loại:
- Hàng hoá hữu hình: tồn tại dưới dạng vật thể
- Hàng hoá vô hình: tồn tại dưới dạng phi vật thể (các dịch vụ, ...)
2. Hai thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hoá đó nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi mua bán.
Đặc trưng của giá trị sử dụng:
            + Do thuộc tính tự nhiên quy định (VD)
            + Được phát hiện dần thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ (VD)
            + Trong sx hàng hoá, giá trị sử dụng là cho người khác, cho XH thông qua trao đổi mua bán.
            + Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị: Muốn biết giá trị của hàng hoá phải thông qua giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa 2 hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau được trao đổi với nhau. 
Giá trị của hàng hoá là lao động XH của người sx hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó.
Đặc trưng của giá trị:
            + Giá trị là nội dung bên trong, giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị
            + Giá trị thể hiện mối quan hệ XH giữa những người sx hàng hoá
            + Giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện trong sx hàng hoá mà thôi
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính:
Hai thuộc tính của hàng hoá vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau
            + Thống nhất: Hai thuộc tính cùng tồn tại không tách rời trong một hàng hoá.
            + Mâu thuẫn: Thứ nhất, xét về mặt giá trị sử dụng hàng hoá không đồng nhất về chất, xét về mặt giá trị hàng hoá đồng nhất về chất (đều do hao phí một lượng lao động nào đó để làm ra). Thứ hai là mâu thuẫn trong quá trình thực hiện, tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hoá nhưng quá trình thực hiện chúng khác nhau cả về không gian lẫn thời gian. Giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng. Nếu giá trị không được thực hiện thì giá trị sử dụng cũng không được thực hiện. Thứ ba, người bán thường quan tâm về mặt giá trị, người mua thường quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hoá.
Vận dụng lý luận này để nhận xét hàng hoá được sản xuất ra ở nước ta hiện nay:
- Xét về mặt giá trị: Mặt mạnh, mặt yếu?
- Xét về mặt giá trị sử dụng: Mặt mạnh, mặt yếu.
3. Tính chất hai mặt của lao động sx hàng hoá
3.1. Lao động cụ thể
Là lao động có ích, tồn tại dưới hình thức của một ngành nghề chuyên môn nhất định.
Lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá
3.2. Lao động trừu tượng
Là sự tiêu hao sức lực (thần kinh, cơ bắp) nói chung của người sx hàng hoá.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá
4. Lượng giá trị của hàng hoá
Lượng giá trị của HH được xác định bằng thời gian lđ XH cần thiết để sx ra HH đó.
Định nghĩa về thời gian lđ XH cần thiết: Là thời gian cần thiết để sx ra HH đó trong điều kiện sx bình thường của XH với một trình độ thành thạo trung bình, một cường độ lđ trung bình của XH đó.
Thời gian lđ XH cần thiết thường trùng với thời gian lao động cá biệt của người sx cung cấp đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.
Cấu thành lượng giá trị hàng hoá:
Lđ quá khứ (tồn tại dưới dạng các tư liệu sx: lđ của người công nhân tạo ra gạch, đá, xi măng...) - Giá trị cũ (C) và lđ sống (người lao động: công nhân xây nhà) - Giá trị mới (V + m).
Lượng giá trị của HH (G) = giá trị cũ được tái hiện + giá trị mới
G = C + V + m
Các nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị HH
- Năng suất lao động
- Cường độ lao động
- Mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động

III. Tiền tệ
1. Nguồn gốc, bản chất
Sự phát triển của sx và trao đổi hàng hoá làm xuất hiện 4 hình thái giá trị. Sự phát triển của các hình thái giá trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị:
Công thức:
x hàng hoá A = y hàng hoá B (1m vải  = 10 kg gạo) -- Đây là hình thái phôi thai của tiền tệ -- Xuất hiện trong giai đoạn đầu của sx HH
- Hình thái đầy đủ, mở rộng của giá trị:
x hàng hoá A = y hàng hoá B = z hàng hoá C =... (1m vải = 10kg gạo = 2 con gà = 0,2 gr vàng...)
- Hình thái chung của giá trị:
y hàng hoá B = z hàng hoá C = x hàng hoá A -- Vật ngang giá chung để có thể trao đổi nhiều loại hàng hoá với nhau
- Hình thái tiền tệ: Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hoá độc tô, phổ biến và ổn định lâu dài thì hình thái tiền tệ xuất hiện. Lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng vai trò là tiền tệ, nhưng cuối cùng cố định lại là vàng. Sở dĩ chọn vàng đóng vai trò là tiền tệ vì vàng dễ chia nhỏ, dễ bảo quản, dễ sử dụng, dễ vận chuyển, ít bị hao mòn - một lượng nhỏ nhưng giá trị lớn. Đặc biệt khi chia nhỏ giá trị của nó không thay đổi.
Kết luận: Về nguồn gốc, tiền xuất hiện là kết quả của quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong quá trình phát triển của sx và trao đổi hàng hoá. Khi tiền ra đời, thế giới hàng hoá chia làm 2 cực: 1 bên là tất cả các hàng hoá thông thường, 1 bên là hàng hoá đóng vai trò là tiền tệ. Về bản chất, tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt tách ra khỏi thế giới hàng hoá, đóng vai trò là vật ngang giá chung thống nhất dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác. Nó thể hiện quan hệ XH giữa những người sx hàng hoá với nhau.
2. Chức năng
Tiền tệ có  5 chức năng cơ bản:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện thanh toán
- Phương tiện cất trữ
- Tiền tệ thế giới
IV. QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung, yêu cầu
- Quy luật giá trị đòi hỏi sx và trao đổi hàng hoá phải dựa trên hao phí lao động XH cần thiết.
- Yêu cầu: Đối với sx, quy luật giá trị yêu cầu người sx phải giảm hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn hoặc bằng hao phí lao động XH cần thiết. Đối với lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá.
2. Cơ chế tác động
- Sự lên xuống của giá cả hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó thể hiện cơ chế tác động của quy luật giá trị.
3. Tác động của quy luật giá trị (trọng tâm)
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hoá
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sx, nâng cao năng suất lđ, hạ giá thành sản phẩm.
- Phân hoá những người sx, tạo điều kiện hình thành quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa.

6 nhận xét: