5 tháng 9, 2012

Bài 4. Chủ nghĩa tư bản độc quyền



I.      Chủ nghĩa tư bản độc quyền

(Những luận điểm của Lê Nin - chỉ ra 5 đặc điểm cơ bản của CNTB đầu TK XX )
1. Tập trung sản xuất và sự ra đời của tổ chức độc quyền
Định nghĩa: Tập trung sản xuất là sự tập hợp sx của một ngành hay một số ngành vào trong tay một số ít xí nghiệp dẫn đến việc hình thành các xí nghiệp khổng lồ.
Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân cơ bản
- Sự phát triển vượt bậc của LLSX dưới tác động của tiến bộ KHCN
(Cuối TK IX phát minh ra điện -- thúc đẩy các ngành sx rất nhanh, các lò nấu thép hiện đại -- cung cấp một lượng thép dồi dào cho các ngành CN khác phát triển)
- Cạnh tranh khốc liệt
- Khủng hoảng kinh tế -- thâu tóm, mua lại, sát nhập -- hình thành tập đoàn lớn, tập trung sx -- Khi các xí nghiệp lớn ra đời thì cạnh tranh giữa chúng ngày càng gay gắt - thường bất phân thắng bại dẫn tới xu thế thoả hiệp -- liên minh với nhau -- khống chế cả một ngành sx -- tổ chức độc quyền.
Độc quyền là sự liên minh cấu kết giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn sx và tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó nhằm thu được lợi nhuận cao. Khi độc quyền ra đời gắn với nó là 2 phạm trù: giá độc quyền và lợi nhuận độc quyền.
Các hình thức tổ chức độc quyền: SGK 105
4 hình thức từ thấp đến cao: Các-ten; Xanh-Si-Ca; Tơ-Rớt; Coong xooc xiom
Kết luận:
- Tập trung sx dẫn thẳng đến sự ra đời của độc quyền;
- Độc quyền ra đời thay thế tự do cạnh tranh (nhưng không thủ tiêu cạnh tranh). Như vậy QHSX TBCN vận động dưới hình thức mới.
- Độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của CNTB trong giai đoạn mới
2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
Sự ra đời của độc quyền ngân hàng:
- Hình thành từ quá trình tích tụ và tập trung tư bản -- hình thành các ngân hàng lớn
- Các ngân hàng lớn cạnh tranh gay gắt -- liên minh với nhau hình thành tổ chức độc quyền ngân hàng.
- Khi tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời -- vai trò ngân hàng thay đổi -- trở thành một tổ chức quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động của nền kinh tế TBCN -- xâm nhập vào độc quyền công nghiệp, buộc độc quyền CN phải đi theo lợi ích của ngân hàng. Cách thức xâm nhập của ngân hàng là mua cổ phiếu khống chế trong các độc quyền công nghiệp. Trước tình hình đó các độc quyền CN cũng xâm nhập trở lại độc quyền ngân hàng theo cách thức trên. Tóm lại diễn ra một hiện tượng: Xâm nhập lẫn nhau -- đẻ ra một loại tư bản mới -- Tư bản tài chính.
Lê Nin định nghĩa: "TB tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp" -- Là sự dung hợp đan xen giữa độc quyền NH và độc quyền CN
- Sự ra đời của TB tài chính đã biến một nhóm nhỏ những nhà TB có thế lực và sức mạnh nhất trở thành đầu sỏ tài chính.
- Phương thức thống trị của TB tài chính: là Chế độ tham dự -- Mua cổ phiếu khống chế của công ty mẹ, làm lũng loạn công ty mẹ -- Mua cổ phiếu của các công ty con -- làm lũng loạn các công ty con -- Mua cổ phiếu của các công ty cháu... (hình ảnh con bạch tuộc) -- Khống chế nền kinh tế trong nước -- Nền kinh tế thế giới.
3. Xuất khẩu tư bản
Là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm thu m và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu TB.
Nguyên nhân của xuất khẩu TB: Chia làm 2 khối nước
            + Đối với nước XK: Có hiện tượng "tư bản thừa" (thừa là do không tìm được nơi đầu tư có lợi -- Không di chuyển tư bản được do độc quyền -- Buộc phải ra bên ngoài để tìm nơi có tỷ suất lợi nhuận cao)
            + Đối với nước nhập khẩu: Hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao (thông qua các tiềm năng của đất nước: giàu tài nguyên, giá nguyên vật liệu thấp; nhân công rẻ); Thường là những nước nghèo, thiếu vốn trầm trọng.
Vai trò xuất khẩu tư bản: TB độc quyền đã thiết lập một hệ thống bóc lột quốc tế -- Thiết lập hệ thống thống trị trên phạm vi toàn cầu.
Hình thức đầu tư: FDI: Foreign Direction Investment/ ODA: Official Direction Assisstance.
4. Phân chia thế giới về kinh tế
Định nghĩa: Phân chia thế giới về kinh tế thực chất là phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền của các nước tư bản.
Nguyên nhân: Các tổ chức độc quyền ngày càng phát triển lớn mạnh, năng lực tài chính kỹ thuật và quy mô sx ngày càng tăng trong khi đó thị trường trong nước nhỏ bé, không đáp ứng được -- cạnh tranh nhau quyết liệt -- thoả thuận -- phân chia thị trường (thực chất là sự phân chia thế giới về kinh tế).
Sự phân chia này dẫn đến kết quả là: hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
5. Phân chia thế giới về lãnh thổ
Từ đặc điểm thứ 4 tất yếu dẫn đến đặc điểm thứ 5 vì nó đảm bảo những điều kiện chắc chắn nhất cho sự khai thác bóc lột của TB độc quyền trên phạm vi thế giới.
Về mặt lịch sử, những năm cuối của thế kỷ IX, các cường quốc tư bản đua nhau xâm chiếm lãnh thổ -- Đầu thế kỷ XX bản đồ thế giới chia xong -- Thế giới hình thành 2 khối nước: Đế quốc và thuộc địa
Việc phân chia lãnh thổ thế giới không chỉ diễn ra một lần mà diễn ra nhiều lần tuỳ vào tương quan lực lượng của các nước đế quốc.
KẾT LUẬN: Trong 5 đặc điểm cơ bản này, đặc điểm đầu tiên là ...

II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NÓ
Chỉ trình bày 3 biểu hiện mới hết sức nổi bật của CNTB hiện đại, các biểu hiện khác đọc SGK
1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Định nghĩa
CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh giữa tổ chức độc quyền tư nhân và bộ máy nhà nước thành một cơ chế thống nhất nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và cứu nguy cho sự diệt vong của CNTB
Nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHCN Bắt đầu từ những năm 40 của TKXX, đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn -- đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới: nền văn minh hậu công nghiệp hay nền văn minh tin học.
- Hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh gay gắt trong sự phát triển của CNTB, ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa LLSX ngày càng XH hoá và đạt trình độ cao với QHSX TB dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân. Hình thức biểu hiện của CNTB độc quyền nhà nước:
- Sự kết hợp về con người: Cách kết hợp: Một mặt các tổ chức độc quyền cử người vào nắm những chức vụ then chốt trong bộ máy nhà nước (tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, tướng lĩnh quân đội, đô đốc các hạm đội...). Mặt khác, các quan chức chính phủ lại trở thành thành viên quản trị của những tập đoàn độc quyền người ta gọi là "chính phủ đằng sau lưng chính phủ". Nếu không có sự kết hợp này thì sẽ không có các hình thức khác
-  Việc phát triển sở hữu nhà nước tư sản: Tỷ trọng kinh tế nhà nước tăng lên rõ rệt
- Sự can thiệp điều tiết của nhà nước TS vào kinh tế: Nếu để kinh tế thị trường phát triển một cách tự do -- sẽ đặt nền kinh tế vào những cơn khủng hoảng, những cơn bệnh kinh niên (mặt trái của nền kinh tế thị trường) -- Do đó phải có sự can thiệp điều tiết của nhà nước
2. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Lịch sử các TNC ra đời đầu tiên ở Mỹ vào những năm 50, ở Tây Âu vào giữa những năm 60 và ở Nhật Bản là cuối những năm 60.
Phương thức hoạt động: TNC hoạt động theo phương thức "cắm nhánh", nghĩa là từ công ty mẹ ở trong nước xuyên các nhánh ra nước ngoài.
Vai trò của TNC: Với sức mạnh tài chính, kỹ thuật vô cùng to lớn, với hệ thống chi nhánh trải rộng toàn cầu, các TNC đang đóng vai trò là người vận hành nền kinh tế TBCN thế giới. Các TNC chiếm khoảng 90% nguồn vốn FDI, chiếm 80% nghiên cứu và phát triển; kiểm soát 60% buôn bán quốc tế; kiểm soát 40% sản lượng công nghiệp thế giới và 90% lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3. Sự biến đổi của QHSX để thích ứng với LLSX hiện đại
Về quan hệ sở hữu, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, nghĩa là sự phát triển TB không phải chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất: sở hữu tư nhân, sở hữu tư bản tập thể, sở hữu hỗn hợp, sở hữu nhà nước, sở hữu liên quốc gia.
Về quan hệ quản lý, CNTB khéo kết hợp được các cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường hiện đại: cc thị trường, cc kế hoạch hoá (bàn tay vô hình) và cc quản lý của nhà nước (bàn tay hữu hình); Ứng dụng thành tựu của nhiều môn KHXH vào công tác quản lý (như Tâm lý học...).
Về quan hệ phân phối, CNTB áp dụng một cơ chế phân phối có hiệu quả, kích thích người lao động hăng say làm việc, nhất là đội ngũ trí thức.
4. Đánh giá CNTB hiện đại
4.1. Thành tựu:
- Không ngừng nâng cao NSLĐ, thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng
- Thúc đẩy quá trình xã hội hoá sx trên quy mô toàn cầu
- Đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn TBCN.
Ý nghĩa: Học tập, kế thừa những tinh hoa nhân loại tạo ra trong CNTB vào công cuộc xây dựng CNXH ở VN
Quan niệm về CNXH của Lê Nin: CNXH = Chính quyền Xô Viết + trật tự đường sắt Đức + Nền kỹ thuật Mỹ + Nền giáo dục Mỹ + Cách tổ chức quản lý trong các trust Mỹ + .....
Đặc trưng của CNXH ở VN là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp
4.2. Hạn chế:
- Về bản chất vẫn là một XH bóc lột, bất công
- Không giải quyết được triệt để những mâu thuẫn trong sự phát triển của nó như khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, suy thoái
- Là thủ phạm gây ra tội ác với loài người: chiến tranh, chạy đua vũ trang, huỷ hoại môi trường
Kết luận: CNTB không phải là XH lý tưởng để loài người đi tới
-- Vì vậy, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường tất yếu và đúng đắn của dân tộc ta. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét