30 tháng 5, 2012

Câu hỏi thảo luận

Thời gian quá ngắn cho việc chuẩn bị câu hỏi thảo luận vào ngày mai. Mời các bác tham khảo bài viết của TS Phạm Văn Bảy

Câu 1: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học ? Phân biệt CNDV và CNDT
Triết học : Là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển  của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống.
Vấn đề cơ bản của triết học: Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn cách mạng của nó.
Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ở đây mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thoả đáng các vấn đề cơ bản của triết học.
Phân biệt CNDV và CNDT:
Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển Đức. Việc tách rời giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất.
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C. Mac và Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ.
Câu 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lê-nin

a. Định nghĩa vật chất của Lê Nin

“Vật chất là một phạm trù TH dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Phân tích định nghĩa :Vật chất là 1 phạm trù TH, thì nó khác với vật chất trong KHTN và trong đời sống hàng ngày:
Vật chất trong KHTN, trong đời sống hàng ngày là các dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, hữu hạn; có sinh ra có mất đi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chúng bao gồm vật chất dưới dạng hạt, trường, trong TN, XH, dưới dạng vĩ mô, vi mô rất phong phú đa dạng.
Vật chất với tính cách là 1 phạm trù TH tức là vật chất đã được khái quát từ tất cả các sinh vật cụ thể. Do đó, nó tồn tại vô cùng vô tận, không có khởi đầu, không có kết thúc, không được sinh ra, không bị mất đi; đây là phạm trù rộng nhất, vì thế không thể quy nó vào các vật cụ thể để hiểu nó.
Vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Nghĩa là vật chất là tất cả những gì tồn tại thực, tồn tại khách quan ở bên ngoài, độc lập với cảm giác, ý thức con người, không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không là vật chất. Điều đó khẳng định vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức.
Vật chất tồn tại không huyền bí mà nó là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh“. Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất, chỉ có những điều chưa biết chứ không thể có những điều không biết.

b. Ý nghĩa phương pháp luận

Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của TH, thể hiện rõ lập trường DV biện chứng. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức).
- Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của CNDV trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).
- Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)
- Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.
- Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).
- Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất
(Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể, vì thế sẽ tạo ra kẻ hở cho CNDT tấn công, cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệm nào rộng hơn để định nghĩa nó, vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vật chất. Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau).



Câu 3: Ý thức là gì? Bản chất của ý thức ? Phân tích mối liên hệ biện chứng giữa vc và yt ? Ý nghĩa pp luận

a. Nguồn gốc tự nhiên :

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất
Phản ánh là năng lực 1 hệ thống vật chất này tái hiện những đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động lẫn nhau.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của các hình thức vận động, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển. Hình thức vật chất có trình độ tổ chức càng cao, càng phức tạp thì năng lực phản ánh cũng càng cao.
Trong thế giới vô sinh: phản ánh thể hiện ở những biến đổi cơ lý hóa biến dạng, phân hủy.
Trong thế giới hữu cơ, phản ánh phát triển từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.
- Ở thực vật: Tính kích thích, quang hướng động, có định hướng.
- Động vật bậc thấp: có năng lực cảm giác, tiếp nhận và phản ứng với tác nhân của môi trường, phản xạ không điều kiện.
- Động vật có hệ thần kinh tập trung: phản xạ có điều kiện, không điều kiện.
- Quá trình vượn thành người, phản ánh tâm lý động vật chuyển thành phản ánh ý thức.
Ý thức gắn liền với quá trình não bộ con người phản ánh thế giới khách quan.
Bộ não con người và ý thức (nguồn gốc tự nhiên của ý thức)
- Bộ não người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài cả về mặt sinh học và XH.
- Bộ não người có cấu tạo phức tạp: 15-17 tỷ nơron thần kinh gồm chất trắng, xám…. Phản xạ có iều kiện và không điều kiện.
- Ý thức được sinh sống cùng với sự hoạt động của não bộ, não bộ bị tổn thương, ý thức bị rối loạn
- Không thể có ý thức tách rời với não bộ như CNDT quan niệm.
b. Nguồn gốc XH (đk đủ)
Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của ý thức: Sự ra đời của ý thức phải thông qua lao động và giao tiếp quan hệ XH bằng ngôn ngữ.
- Vai trò của lao động
Lao động là hành động của con người tạo ra công cụ lao động và dung công cụ lao động này vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người.
Lao động làm tư thế con người đứng thẳng, chân tay khéo léo. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người ngày cảng hoàn thiện.
Ý thức ra đời không phải tác động giản đơn của hiện thực vào não bộ con người mà quan trọng là lao động cải tạo thế giới khách quan.
- Vai trò ngôn ngữ
Ngôn ngữ ra đời, phát triển, liên kết con người trong lao động và giao tiếp, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức trực tiếp của tư tưởng, là hệ thống tín hiệu thứ 2, tư tưởng chỉ có thể diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, phương tiện tổng kết, khái quát kinh nghiệm giúp cho hoạt động thực tiễn tốt hơn.
Anghen : “sau lao động cùng với……”.
Như vậy nếu thiếu một trong hai nguồn gốc là tự nhiên và xã hội thì ý thức sẽ không xuất hiện. Bản chất của ý thức
CNDV tầm thường quy ý thức về vật chất.
CNDT cho rằng ý thức là 1 thực thể độc lập, là nguồn gốc của thế giới. Cả 2 quan niệm trên đều sai lầm.
CNDV biện chứng quan niệm: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào não bộ con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần. “ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó”. Không phải cứ 1 bên là não bộ, 1 bên là thế giới khách quan thì não bộ có ý thức. Mà sự phản ánh ý thức là sự phản ánh chủ động, tích cực, có mục đích, thông qua lao động, phản ánh ở đây là phản ánh sang tạo khác tâm lý động vật. Ý thức phản ánh thế giới khách quan dưới dạng quy luật, bản chất vì thế có thể giúp con người chi phối sự phát triển của SV.
Ý thức mang bản chất xã hội: sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của quy luật sinh học mà chủ yếu bắt nguồn từ quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Mac “ngay từ đầu ý thức đã mang bản chất xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”; ý thức là phản ánh lợi ích. Cấu tạo của ý thức: Ý thức có cấu tạo phức tạp:
- Tri thức: yếu tố quan trọng nhất
- Xúc cảm: sự nhạy cảm
- Tình cảm: sở thích, mong muốn.. khát vọng của con người
- Ý chí: nghị lực, sự quýêt tâm.
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, ý thức của con người về sự vật càng nhiều thì tri thức về sự vật càng cao.
Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản nhất, giúp ta tránh được quyết định chỉ coi ý thức là tình cảm, ý chí, niềm tin _ cơ sở của CN chủ quan, duy ý chí, niềm tin mù quáng. Giữa các yếu tố có sự tác động qua lại, song về cơ bản nội dung của ý thức luôn hướng tới tri thức.



Câu 4: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện lịch sử cụ thể?

a. Quan điểm siêu hình

Coi các SV, hiện tượng của hiện thực tồn tại trong trạng thái tách rời, cô lập, bất biến, cái nào riêng cái ấy, cái này cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia. Mọi vật là một đống hỗn độn những ngẫu nhiên, giữa chúng không có sự liên hệ, phụ thuộc, rang buộc lẫn nhau, nếu có chỉ là những sự liên hệ giản đơn, bề ngoài, không cơ bản.

b. Quan điểm biện chứng :

Mọi SV, hiện tượng của hiện thực chằng chịt, vô tận các mối liên hệ, không có cái nào tồn tại một mình, mà chúng gắn bó, rang buộc, làm điều kiện, tiền đề, làm trung gian cho nhau, tác động lẫn nhau, đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau. Liên hệ trong thế giới là phổ biến CM Trái đất, mặt trời, các hành tinh của Thái Dương hệ có sự liên hệ lẫn nhau. Thái Dương hệ có sự liên hệ với kết cấu vật chất lớn hơn - thiên hà….. Ở trên trái đất con người, động vật, thực vật có sự liên hệ lẫn nhau và liên hệ với môi trường Trong đời sống XH các lĩnh vực KT,CT,VH,XH,TT có sự liên hệ lẫn nhau. Trong 1 nuớc các giai tầng, dân tộc có sự liên hệ lẫn nhau. - Các nước và cả thế giới có sự liên hệ lẫn nhau. Các vật chất và các tinh thần có sự liên hệ lẫn nhau. Trong SV, các bộ phận, các mặt cấu thành SV có sự liên hệ… Electron liên hệ với hạt nhân. Âm liên hệ với dương; hút, đẩy; BD, DT; ĐH, dị hoá, LLSX, QHSX. Các khâu của quá trình nhận thức có sự liên hệ …. Như vậy, mọi SV, hiện tượng của HTKQ đều có sự liên hệ lẫn nhau, không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ thời gian nào, có các SV, hiện tượng tồn tại 1 cách hoàn toàn riêng lẽ, cô lập. Liên hệ là đặc tính khách quan và phổ biến của mọi SV, hiện tượng. Sự liên hệ làm cho các bộ phận, các yếu tố, các mặt cố kết với nhau tạo thành SV. Còn sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các mặt , các bộ phận bên trong sinh vật làm cho SV vận dộng, biến đổi và phát triển.

Tính muôn vẻ của sự liên hệ.

Có mối liên hệ bên trong: là sự liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của 1 SV. - Có mối liên hệ bên ngoài: là sự liên hệ lẫn nhau giữa các SV  - Có mối liên hệ trực tiếp: là liên hệ không qua khâu, yếu tố trung gian  Liên hệ gián tiếp: là liên hệ thong qua nhiều khâu trung gian Có mối liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên. Liên hệ biện chứng không bản chất: Liên hệ chủ yếu và không chủ yếu Liên hệ không gian, liên hệ thời gian Phân biệt các mối liên hệ chỉ là tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là 1 hình thức, 1 khâu, 1 bộ phận của mối liên hệ phổ biến chung. Vị trí, vai trò của từng mối liên hệ co khác trong việc quy định, sự vận động, phát triển của SV: những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, cơ bản, tất nhiên thống giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của SV. Như vậy, sự liên hệ của các sv, hiện tượng là vô cùng, vô tận, phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội các mối liên hệ thường đan xen, chồng chéo chằng chịt do mỗi chủ thể hoạt động theo đuổi những mục đích khác, thậm chí trái chiều nhau, gây nhiễu loạn, che mờ bản chất sv không dễ gì nhận thức nỗi.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến

Chủ thể phải có quan điểm toàn diện khi xem xét sv, hiện tượng , quan điểm toàn diện là nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp biện chứng Macxít. Phải khắc phục quan điểm phiến diện 1 chiều. Để nhận thức đúng đắn sv, phải xem xét nó không chỉ ngay trong bản thân nó, mà còn trong sự liên hệ của nó với sự vật khác.Thấy tổng hoá của những quan hệ muôn vẻ của SV đó với Sv khác: cho biết anh chơi với ai , tôi sẽ nói anh là người như thế nào  Lê Nin “muốn thực sự hiểu được SV cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,các mối liên hệ và quan hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vận đó. Chúng ta không thể làm được điều đó 1 cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.” Xem xét toàn diện nhưng không tràn lan, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ. Phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu quan điểm bản chất và phương hướng vận động, phát triển của SV. Nắm bắt các mối quan hệ cơ bản của SV trong điều kiện không gian, thời gian xác định, vì thế quan điểm toàn diện ở đây bản thân nó đã bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Liên hệ:  Trong CM DTDC, Đảng ta xem xét toàn diện XH nước ta chỉ ra 2 mục tiêu: mục tiêu giữa nhân dân ta với CNĐQ. Mục tiêu giữa nhân dân ta trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mục tiêu thứ nhất là chủ yếu cần tập trung giải quyết, có giải quyết được mục tiêu cơ bản chủ yếu này mới giải quýêt được các mục tiêu còn lại. Trong cách mạng XHCN, trong đổi mới Đảng ta khẳng định: đổi mới phải toàn dân: CT, KT, VH, XH, HTCT, song phải có trọng tâm trọng điểm, có khâu then chốt, giải quyết khâu then chốt sẽ tạo cơ sở đổi mới các khâu khác, lĩnh vực khác. Đảng ta chọn đổi mới kinh tế trước đổi mới HTCTrị.



Câu 5: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn?

Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Là các mặt đối lập hợp thành chỉnh thể thống nhất, chúng liên hệ, nương tựa, ràng buộc, làm tiền đề cho nhau, phụ thuộc, gắn bó, không tách rời hay đồng nhất . Vị trí vai trò của thống nhất: thống nhất là tạm thời, tương đối, thoáng qua, có điều kiện, thống nhất chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, tương ứng với trạng thái đúng, tương đối của SV, khi SV vẫn còn là nó. Thống nhất là điều kiện, tiền đề của các mặt đối lập, không có thống nhất thì không có đấu tranh.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập:

Thống nhất không tách rời đấu tranh của các mặt đối lập. Thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà chúng quy định lẫn nhau, tác động, đấu tranh lẫn nhau, vận động, phát triển trái ngược nhau, bài trừ, phủ định nhau, nhằm vào nhau mà chuyển hoá. - Đấu tranh không theo nghĩa đen. Vai trò của đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn, vì đấu tranh diễn ra liên tục, thường xuyên, không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của SV, tương ứng với trạng thái vận động, biến đổi, phát triển tuyệt đối và vĩnh viễn của SV. Đấu tranh là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển của sự vật.  

 Ý nghĩa PP luận:

 Đồng nhất chuyển thành khác nhau, chuyển thành đối lập, chuyển thành mâu thuẫn gay gắt và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập Chuyển hoá từng phần, từng mặt từng khía cạnh của bản chất sự vật thành cái độc lập với nó: gần mực thì đen; tư sản và vô sản chuyển hoá nhau: vô sản rèn luyện trong Đại CN nên nó có trí thức, giai cấp tư sản cung cấp tri thức cho vô sản trong cuộc chống phong kiến. Một số tư sản bị phá sản rơi vào giai cấp vô sản, những nhà tri thức tư sản chuyển hoá thành tri thức vô sản (Mác). Giai cấp vô sản nhiễm phải những thói hư tật xấu của giai cấp tư sản. Giai cấp nông dân nhiễm phải hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Chuyển hoá từ mặt đối lập này đến mặt đối lập kia: thẳng đến cong, (đường thẳng trên trái đất), thiện đến ác: người mẹ ác nhất là người mẹ cho con ăn chán mọi cái, vì thế đời không còn ý nghĩa. Luyện tập trên thao trường bôi bác thì ra trận sẽ chết, rèn tốt sẽ không chết. : Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi Thuốc đắng dã tật .Thầy, bạn, kẻ thù Cả 2 mặt đối lập chuyển thành 2 mặt đối lập mới: Xã hội nô lệ bị xoá bỏ thì xã hội phong kiến với 2 giai cấp đối lập mới ra đời. Sự vật mới ra đời lại hình thành trong nó những mặt đối lập mới, tạo nên mâu thuẫn mới, mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh cao được giải phóng làm cho SV biến thành SV mới. Như vậy do chứa đựng mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn bên trong làm cho SV không ổn định, không tồn tại vĩnh viễn, làm cho nó vận động, biến đổi, làm nó vừa là nó, vừa không phải là nó…. Vì lẽ đó đấu tranh trong các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận Mâu thuẫn là hiện tượng KQ, phổ biến, bất kỳ SV nào cũng chứa mâu thuẫn; không ở đâu không có mâu thuẫn, không bao giờ không có mâu thuẫn ; tồn tại được phải chứa mâu thuẫn; tìm những nơi không có mâu thuẫn thì không thể có được; không nên đứng núi này trông núi nọ; ở trong chăn mới biết chăn có rận; trước đói cốt sao no, nay no đẻ ra nhiều mâu thuẫn mới phức tạp, chịu đựng được mâu thuẫn là thước đo nghị lực con người. - Nắm mâu thuẫn là nắm bản chất SV, vì thế phải tuân theo nguyên tắc. Phản đối cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập của nó. Phải biết phân tích cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể: biết phân loại mâu thuẫn; thấy trình tự phát triển của mâu thuẫn; tìm cách giải quyết cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể. - Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là đấu tranh của các mặt đối lập, không được điều hoà môi trường, đó là điểm phân biệt…  
Thấy hay thì vote cho 1 phiếu. Cảm ơn.

6 nhận xét:

  1. "Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Lại có thêm tài liệu để ôn thi” ^_^

    Trả lờiXóa
  2. Rất vui khi có thơ động viên. Bác cho e-mail để tôi viết thư mời tham gia.

    Trả lờiXóa
  3. Phạm Thanh Tuấn19:57:00 31 thg 5, 2012

    phamthanh_tuan@yahoo.com là địa email của em, bác vui lòng cho em làm quản trị viên của blog với nhé. Cảm ơn bác nhiều ^_^

    Trả lờiXóa
  4. Rất cám ơn tài liệu của Bác ! Tài liệu rất hữu ich, tôi cũng đang học lớp B73 Hệ tại chức - Huyện Chợ Mới, An Giang
    Email : trinhthanhliem.cnhonmy@gmail.com
    Rất mong thư của bác, chúc bác vui vẻ,

    Trả lờiXóa
  5. cảm ơn chủ blog và các bạn.

    Trả lờiXóa
  6. Cam on nhieu lam! Nhung toi ban khoan sao chi co 5 cau? Lop toi hoc co den 15 cau, neu co xin rong long cuu giup them!

    Trả lờiXóa