8 tháng 6, 2012

HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI


I. Phạm trù tồn tại xã hội
1. Đặt vấn đề
- Nghiên cứu về lịch sử xã hội để tìm ra bản chất, tìm ra những quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của nó là một nhu cầu khách quan mà các nhà triết học từ thời cổ đại đã quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến trước khi TH Mác ra đời thì quan điểm duy tâm vẫn là quan điểm thống trị trong tư tưởng triết học về đời sống xã hội bởi lẽ nhìn chung họ đều cho rằng ý thức XH quyết định sự vận động phát triển của đời sống XH - như là đạo đức, pháp luật, tôn giáo, tư tưởng vĩ nhân của anh hùng, lãnh tụ...
- Đến triết học Mác vận dụng thế giới quan DVBC vào xem xét lịch sử XH, TH Mác khẳng định tồn tại XH tức là cái vật chất của đời sống XH quyết định ý thức XH, cũng như xét đến cùng nó quyết định sự vận động phát triển của lịch sử XH.
1. Tồn tại xã hội là gì?
Là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, sản xuất vật chất, quan hệ vật chất nằm trong phạm vị hoạt động thực tiễn của con người. Nó bao gồm môi trường địa lý, dân số và phương thức sản xuất.
(Phân biệt giữa phạm trù tồn tại XH và phạm trù vật chất)
2. Vai trò của các yếu tố trong tồn tại xã hội
2.1. Môi trường địa lý:
- Là toàn bộ những điều kiện địa lý tự nhiên như đất đai, sông ngòi, rừng, biển, khí hậu; những của cải trong thiên nhiên như khoáng sản, hải sản, lâm thổ sản; những dạng năng lượng tự nhiên như sức gió, sức nước, ánh sáng mặt trời...
- Về vai trò, môi trường địa lý có vai trò vô cùng quan trọng, thường xuyên, liên tục ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của XH - nhất là đối với các nước có trình độ lực lượng sản xuất còn thấp.
- Tuy nhiên, môi trường địa lý chỉ là tất yếu, không phải là yếu tố quyết định - cần phê phán thuyết địa lý chính trị (giải thích môi trường địa lý là yếu tố quyết định, có thể sinh ra những giống người thông minh hay ngu đần - những giống người thông minh phải có trách nhiệm giúp đỡ, khai hoá cho giống người ngu đần...--> không đúng về mặt lý luận khoa học --> lý luận biện hộ cho sự xâm lược của các nước.
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này: lý luận này có ý nghĩa gì trong thực tiễn hiện nay: vd như vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...?
2.2. Dân số:
- Là số dân của một quốc gia, là mật độ dân cư, là tốc độ phát triển dân số, cơ cấu dân số, số lượng và chất lượng của dân số...
- Cũng như môi trường địa lý, dân số có vai trò rất quan trọng, thường xuyên liên tục ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của XH, nhất là đối với những nước có trình độ phát triển LLSX còn thấp.
- Đây cũng không phải là yếu tố quyết định. Cần phê phán học thuyết ... cho rằng vật chất phát triển theo cấp số cộng, con người sinh ra theo cấp số nhân, vì vậy bệnh tật... khiến con người chết đi là có lợi cho sự phát triển.
- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này: Tự tìm hiểu
2.3. Phương thức sản xuất
- Là cách thức con người dùng để sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nó bao gồm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (LLSX) và mối quan hệ giữa con người với con người (QHSX) trong quá trình sản xuất.
- Trong 3 yếu tố cấu thành tồn tại XH thì phương thức SX giữ vai trò quyết định sự tồn tại, quyết định sự phát triển của XH.

- Vai trò: PTSX là sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX. Hai mặt này tác động với nhau theo quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, làm cho SX phát triển đi từ phương thức SX này sang phương thức SX khác cao hơn. Tương ứng với những PTSX ấy là những kiến trúc thượng tầng - những chế độ XH khác nhau, từ thấp lên cao --> LS loài người xét đến cùng là lịch sử kế tiếp nhau của các PTSX.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Về mặt nhận thức - Về mặt thực tiễn, giúp chúng ta điều gì?


II. Khái niệm lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất - Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
1. Khái niệm
1.1. LLSX:
- Thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, nói lên năng lực của con người trong việc tác động vào tự nhiên đến đâu, như thế nào.
- LLSX mang tính khách quan
- Tri thức KH ngày nay trở thành LLSX trực tiếp
- Yếu tố của LLSX:
            + Người lao động: Đây là yếu tố quyết định. Người lao động với các phẩm chất như thể lực, kinh nghiệm, tay nghề, tri thứclợi ích của họ
            + Tư liệu sản xuất: gồm có tư liệu lao động (công cụ và phương tiện lao động) và đối tượng lao động (lần 1 và mới). Công cụ lđ là yếu tố quyết định năng suất ld. Nó có đặc điểm là động, cách mạng, thường xuyên thay đổi. Phương tiện lao động (hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, bến bãi...).
1.2. QHSX
- Là quan hệ giữa người và người trong quá trình SX, nó quyết định các quan hệ khác - quyết định bản chất của XH.
- QHSX tồn tại KQ
- Các yếu tố của QHSX gồm 3 mặt:
            + Quan hệ giữa người và người về sở hữu tư liệu sản xuất (quyết định);
            + Quan hệ giữa người và người về địa vị trong tổ chức sx
            + Quan hệ giữa người và người trong phân phối sản phẩm làm ra.
2. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
- Quy luật là mối liên hệ giữa các svht mang tính phổ biến, khách quan, ổn định, lặp đi lặp lại trong các điều kiện nhất định.
2.1. LLSX quyết định QHSX
- PTSX là thể thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX, trong đó LLSX là nội dung, QHSX là hình thức của quá trình sx ấy - nội dung quyết định hình thức.
- LLSX là yếu tố động, thường xuyên thay đổi, nó mang tính cách mạng sâu sắc. Nó luôn được tìm tòi, sáng chế, phát minh (do nhu cầu của con người luôn muốn nâng cao về năng suất, chất lượng, hiệu quả...). QHSX cũng thay đổi nhưng do là hình thức lệ thuộc vào nội dung cho nên sự thay đổi ấy diễn ra chậm hơn, ổn định hơn và do đó lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX.
--> Như vậy, giữa LLSX và QHSX vốn là một mâu thuẫn thì mâu thuẫn ấy ngày càng diễn ra gay gắt, tới một giới hạn nhất định nào đó, mâu thuẫn sẽ được giải quyết, đó chính là lúc QHSX cũ - hình thức cũ - bị phá vỡ và QHSX mới - hình thức mới được xác lập phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển (và quá trình trên lại diễn ra).
VD1. Gắn liền với thực tiễn cuộc sống: Một gia đình có 2 máy sản xuất đồ nhựa, 2 người con, 200 triệu, 200 kg nguyên vật liệu, 100 m2 mặt bằng -- QHSX: Chủ sở hữu TLSX: ông bố; tổ chức quản lý: sắp xếp phân công công việc cho 2 người con; tổ chức phân phối sp làm ra. Sau 5 năm ăn nên làm ra, tất cả các yếu tố trên đều tăng lên 10 lần: từ một hộ sx cá thể trở thành công ty TNHH - QHSX thay đổi -- LLSX phát triển kéo theo QHSX phát triển.
VD2. PTSX công xã nguyên thuỷ - lúc này LLSX vô cùng thấp kém (đá, cung tên...); QHSX lúc này là tập thể nguyên thuỷ gồm 3 mặt sở hưu, tổ chức, phân phối của chung, không có giai cấp, không có áp bức bóc lột, kéo dài hàng chục vạn năm. Khi công cụ sản xuất mới xuất hiện (bằng đồng, bằng sắt) -- làm riêng có lợi hơn làm chung ăn chung --> sở hữu, tổ chức, phân phối của riêng --> phân hoá xã hội --> QHSX chiếm hữu nô lệ. Công cụ thủ công phát triển --> xuất hiện giai cấp địa chủ và nông dân có hiệu quả hơn chế độ giữa chủ nô và nô lệ --> Phá vỡ chế độ CHNL thay bằng chế độ PK - QHSX PK. Cuối chế độ PK, quan hệ giữa tư sản và công nhân mang lại hiệu quả sx hơn --> phá vỡ chế độ PK - hình hành QHSX tư bản chủ nghĩa -->...--> QHSX XHCN.
2.2. QHSX tác động trở lại LLSX:
- QHSX là do LLSX quyết định nhưng nó không thụ động một chiều mà thường xuyên liên tục tác động ngược trở lại LLSX. Sự tác động trở lại này diễn ra với 2 khuynh hướng cơ bản là:
            + Giải phóng LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng.
            + Kìm hãm, cản trở sự phát triển của LLSX cũng rất nặng nề.
- Sở dĩ QHSX có vai trò quan trọng như vậy trong sự tác động trở lại LLSX bởi lẽ QHSX quy định về mục đích, về hệ thống tổ chức quản lý, và  về cơ cấu lợi ích của nền sx ấy. Trên cơ sở những quy định như vậy sẽ hình thành một hệ thống các nhân tố tác động ngược trở lại LLSX, nếu phù hợp thì thúc đẩy, nếu không phù hợp thì kìm hãm, cản trở.
LIÊN HỆ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
- Từ 1975-1985: trong giai đoạn này, khi trình độ của LLSX vẫn còn rất thấp kém, nhưng chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí, muốn xây dựng một QHSX mới đi trước LLSX một bước, với 2 hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu quốc doanh và hợp tác xã, để mở đường cho LLSX phát triển.
- Những vấn đề sai lầm:
            + LLSX và QHSX là thể thống nhất không tách rời, chúng ta lại tách ra cho QHSX đi trước.
            + LLSX quyết định QHSX nhưng ta cho QHSX đi trước để mở đường.
            + QHSX gồm 3 mặt, nhưng trong giai đoạn này chúng ta chỉ chú ý tới mặt sở hữu mà không chú ý 2 mặt còn lại. (ngay cả sự sở hữu cũng là sở hữu trong hình thức không phải sở hữu trong nội dung).
            + Cải tạo QHSX chính là vì sự phát triển của LLSX mà cụ thể ở đây là năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chúng ta lại không chú ý tới điều đó mà chỉ chú ý tới thời gian và thành tích (bệnh hình thức).
--> Kết quả của việc nhận thức và vận dụng quy luật này không đúng như trên đã đẩy đất nước vào khủng hoảng KT XH trầm trọng, lạm phát phi mã
- Từ 1986-nay (đổi mới):
ĐH Đảng lần thứ VI đã nêu tư tưởng về việc nhận thức và vận dụng quy luật này đó là: LLSX sẽ bị cản trở, bị kìm hãm khi mà QHSX lạc hậu, lỗi thời, không theo kịp, cũng như khi có các yếu tố đi trước thoát xa khỏi trình độ của LLSX.
--> Trên cơ sở đó, Đảng ta cũng chỉ ra rằng LLSX trên đất nước ta còn nhiều trình độ khác nhau, cho nên phải có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sx, nhiều hình thức tổ chức quản lý và nhiều hình thức phân phối sản phẩm tương ứng (sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế).
--> Đến ĐH Đảng lần thứ IX, nói tắt lại, đó là "kinh tế thị trường định hướng XHCN", thể hiện sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật QHSX phù hợp trình độ của LLSX trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
--> Trong thực tế, với sự nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này, sau 10 năm chúng ta thoát khỏi khủng hoảng KT XH, chuyển sang giai đoạn mới - đẩy mạnh CN hoá, hiện đại hoá đất nước - rõ ràng rằng các tiềm năng của  LLSX được khơi dậy - thể hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ chỗ đói nổi tiếng thế giới trở thành nước liên tục đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới.

III. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
1. Khái niệm
1.1. CSHT
- Là tổng hợp các QHSX hợp thành kết cấu kinh tế của một hình thái KTXH nhất định. Nó bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống.
- Đặc trưng của một CSHT là QHSX thống trị chi phối các QHSX khác.
- CSHT tồn tại khách quan.
- Khi XH còn giai cấp thì CSHT mang tính giai cấp. Nó thể hiện cuộc đấu tranh về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.
VD.
XH chiếm hữu nô lệ: QHSX CHNL (thống trị); QHSX tập thể nguyên thuỷ (tàn dư); QHSX phong kiến (mầm mống)
Xh Phong kiến: QHSX PK (thống trị); QHSX tập thể nguyên thuỷ và CHNL (tàn dư); QHSX TBCN (mầm mống).
XH tư bản: QHSX TBCN (thống trị); QHSX TTNT, CHNL & PK (tàn dư); QHSX XHCN (mầm mống)
VN hiện nay: từ sx nhỏ đi lên nên chưa có QHSX XHCN thống trị; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (thực tế hiện nay vẫn chưa rõ vai trò chủ đạo - hiệu quả còn thấp); kinh tế tập thể còn giữ vai trò nhỏ bé -- cuối thời kỳ quá độ 2 thành phần kinh tế nhà nước và tập thể phải giữ vai trò thống trị. Ngoài ra CSHT của nước ta còn có thêm 2 TP Kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2. KTTT
- Là toàn bộ các hiện tượng XH hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế. Nó bao gồm những tư tưởng XH và những thể chế tương ứng với những tư tưởng ấy. Những tư tưởng XH như là tư tưởng chính trị; tư tưởng pháp quyền; tư tưởng triết học; tư tưởng tôn giáo; tư tưởng đạo đức; tư tưởng khoa học; và tư tưởng nghệ thuật cùng với các thiết chế tương ứng như là chính Đảng, nhà nước; giáo hội; các viện; các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu.
- Đặc trưng của một KTTT là tư tưởng thống trị trong XH. Tư tưởng thống trị trong Xh bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị.
- KTTT tồn tại khách quan.
- Khi Xh còn giai cấp, KTTT mang tính giai cấp rất sâu sắc, thể hiện cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị tư tưởng (ý thức hệ) - tư tưởng XH, thể chế tương ứng với tư tưởng ấy:
Tư tưởng chính trị - thể chế chính Đảng
Tư tưởng pháp quyền - thể chế nhà nước
(2 bộ phận cơ bản)
Các bộ phận khác nằm trong hệ thống chính trị: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, hội PN, đoàn thanh niên...
CNMLN và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng của Đảng, là tg quan chỉ đạo trong đời sống tinh thần của nd ta, ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo duy nhất.
Tư tưởng tôn giáo - thể chế giáo hội
...
2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
2.1. CSHT quyết định KTTT:
- CN duy vật LS khẳng định CSHT là quyết định KTTT, CSHT nào sẽ sinh ra KTTT ấy; nội dung, tính chất, đặc điểm, các mối quan hệ trong CSHT như thế nào sẽ được phản ánh lên KTTT như thế ấy.
- Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo. Sự thay đổi này có thể diễn ra ở các mức độ khác nhau. Trong khuôn khổ một hình thái KTXH, nếu CSHT thay đổi ít nhiều thì KTTT cũng thay đổi ít nhiều; khi CSHT thay đổi căn bản, triệt để - CSHT cũ mất đi, CSHT mới thay thế thì chắc chắn KTTT cũng thay đổi căn bản, triệt để - KTTT cũ mất đi, KTTT mới ra đời.
- Cốt lõi của mối quan hệ giữa CSHT và KTTT chính là mối quan hệ giữa KT và chính trị mà trong đó xét đến cùng kinh tế là quyết định chính trị. (chính trị sẽ tự bôi nhọ mình nếu tách rời khỏi lợi ích kinh tế).
--> Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này: Tự nghiên cứu (để làm gì về mặt nhận thức, về mặt thực tiễn).
2.2. KTTT tác động trở lại CSHT:
- Sinh ra từ CSHT, KTTT có chức năng, nhiệm vụ là duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển CSHT của nó; đấu tranh với những CSHT đối lập với nó.
- Mọi bộ phận của KTTT đều tác động trở lại CSHT hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp mà trong đó bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất là Đảng, hệ tư tưởng chính trị, Nhà nước và pháp luật (NN và PL là tác động trực tiếp).
- Nếu KTTT tác động trở lại CSHT phù hợp với quy luật khách quan của đời sống xã hội sẽ thúc đẩy CSHT, thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu trái với quy luật khách quan của XH sẽ ngăn cản sx, ngăn cản xh phát triển (sự ngăn cản này là có giới hạn, nếu không sửa chữa, giải quyết kịp thời -- KTTT sẽ bị phá vỡ).
Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này: DVBCLS không phải chỉ thấy kinh tế quyết định chính trị mà phải thấy sự tác động trở lại CSHT của KTTT.
--> về mặt nhận thức, giúp ta hiểu được một cách đầy đủ đúng đắn về quá trình phát triển của lịch sử... Đổi mới hiện nay trước hết nâng cao sức chiến đấu, nâng cao năng lực chuyên môn của Đảng.
--> Về mặt thực tiễn, phân tích thêm.

 IV. Hình thái KTXH - Ý nghĩa của lý luận hình thái KTXH
1. Phạm trù hình thái KTXH
- Hình thái KTXH là một phạm trù cơ bản của triết học duy vật lịch sử. Nó chỉ XH trong một giai đoạn LS nhất định với những QHSX của nó, phù hợp với một trình độ nhất định của một lực lượng sx và một KTTT được xây dựng trên những QHSX ấy.
2. Ý nghĩa
- Học thuyết về hình thái KTXH của TH Mác giúp cho chúng ta những cơ sở lý luận khoa học để hiểu được quá trình vận động và phát triển của XH loài người. Trên cơ sở đó bác bỏ quan điểm duy tâm, quan điểm thần bí cũng như những quan điểm không khoa học khác giải thích về lịch sử XH.
- Lý luận về hình thái KTXH giúp cho ta hiểu được kết cấu cơ bản và phổ biến của mọi xã hội là bao gồm LLSX, QHSX, CSHT, KTTT. Các bộ phận này tác động lẫn nhau theo những quy luật KQ vốn có của nó làm cho Xh vận động và phát triển như là một quá trình lịch sử tự nhiên.
- Lý luận hình thái KTXH giúp chúng ta hiểu được, phân biệt được bản chất của chế độ XH này khác với bản chất của chế độ XH khác (nhìn vào CSHT, KTTT); thời đại kinh tế kỹ thuật này khác với thời đại kinh tế kỹ thuật khác (nhìn vào LLSX, công cụ lao động); cũng như là nguyên nhân của sự xuất hiện hay mất đi của một hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội nào đó (sự tác động của LLSX và QHSX, CSHT và KTTT).
- Lý luận hình thái KTXH còn giúp cho nhân loại tiến bộ, cho các ĐCS và giai cấp công nhân những cơ sở lý luận khoa học trong cuộc đấu tranh để xoá bỏ một hình thái KTXH lỗi thời và xây dựng một hình thái KTXH mới tiến bộ hơn. Đồng thời cũng là cơ sở lý luận khoa học cho ĐCSVN trong việc đề ra đường lối CMXHCN trên đất nước ta và cho mỗi người chúng ta trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo những đường lối cách mạng của Đảng ta.

1 nhận xét: