5 tháng 6, 2012

05.06.2012 CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

05.06.2012 CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (Bài 3 - Tiếp) 
 I. Cái riêng và cái chung (câu 13 tr. 50 sách hướng dẫn ôn tập) 1. Khái niệm - Cái riêng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ tồn tại như một chỉnh thể độc lập tương đối trong thế giới khách quan 

- Cái chung: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, mối liên hệ chung giống nhau được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng. + Cái chung đặc thù - phổ biến (cc đặc thù: cc của một lớp sự vật hiện tượng trong TGKQ -- Phạm trù NC của các KH cụ thể; phổ biến: cc của toàn bộ các svht -- PTNC của TH) + Cái chung căn bản (bản chất) - không căn bản (không bản chất): cc căn bản quyết định thuộc tính của svht. - Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những đặc điểm chỉ có duy nhất ở một kết cấu vật chất nhất định, không có ở một kết cấu vật chất khác. (Dấu vân tay, cấu trúc DNA - thế giới quan, cá tính...). 2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất - Cái riêng bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung, không có cái riêng tồn tại biệt lập tách khỏi cái chung. - Cái chung tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện mình. - Cái chung là bộ phận của cái riêng do cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. - Trong những điều kiện nhất định thì giữa cái đơn nhất và cái chung có sự chuyển hoá qua lại cho nhau. (những cái đơn nhất nào là cái mới, cái tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển -- dần dần sẽ chuyển thành cái chung, ngược lại nhưng cái chung không phù hợp... -- dần dần sẽ chuyển thành cái đơn nhất và mất đi). Quá trình chuyển hoá này trong lĩnh vực tự nhiên mang tính tự phát, trong xã hội mang tính tự giác: phải có sự tác động của ý thức con người 3. Ý nghĩa phương pháp luận: - Muốn hiểu cái chung phải xuất phát từ cái riêng, nghĩa là phải phân tích, tổng kết, khái quát từ những cái riêng để phản ánh cái chung. (nếu không sẽ mắc bệnh chủ quan) - Khi vận dụng cái chung vào cái riêng phải cụ thể hoá cái chung cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng cái riêng, tránh bệnh giáo điều, dập khuôn, máy móc. - Khi giải quyết một vấn đề riêng thì không được lảng tránh những vấn đề chung, đặc biệt là những lý luận chung liên quan đến vấn đề riêng đó. II. Nguyên nhân và kết quả (câu 14 tr. 52 sách hướng dẫn ôn tập) 1. Khái niệm - Nguyên nhân: là phạm trù th chỉ sự tác động qua lại giữa các svht hay giữa các thuộc tính, các yếu tố của svht nhằm gây nên những biến đổi nhất định. - Kết quả: là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong một svht hoặc giữa các sv với nhau gây ra. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 2.1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả - Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng phải có trước kết quả (-- thể hiện lập trường khả tri). - Cùng một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân tác động (một svht có nhiều mặt và chịu nhiều sự tác động của các mối liên hệ). Có nhiều loại nguyên nhân trong đó nguyên nhân bên trong, cơ bản, chủ yếu là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng nhất quyết định việc hình thành kết quả. Nguyên nhân bên ngoài chỉ gián tiếp tác động. 2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 2.3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả Kết quả này có thể tác động sinh ra kết quả mới -- khi đó kết quả này lại trở thành nguyên nhân. Khi xem xét quan hệ nhân quả phải đặt trong một mối liên hệ cụ thể. Quan hệ NQ là vô tận, không có nguyên nhân đầu tiên cũng như không có kết quả cuối cùng... Tự đọc thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét