30 tháng 11, 2012

Thảo luận phần I - Nhà nước & Pháp luật



 Câu hỏi 1: Trình bày vị trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở của nước ta hiện nay.

Ø Chủ đề: Hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền XHCNVN.
Ø Trọng tâm: Vị trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở.
Ø Dàn ý
1.        Đặc điểm của hệ thống chính trị  nước ta:
Thứ nhất, HTCT nước ta do duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đặc điểm này vừa mang tính phổ biến đối với HTCT các nước XHCN, vừa mang tính đặc thù. Tính đặc thù đó được quy định bởi vai trò, vị trí, khả năng lãnh đạo, uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chống ách thực dân, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới xã hội...
Thứ hai, HTCT nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xô viết
Mặc dù đang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện nhưng ảnh hưởng của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp trong mô hình ấy đang còn khá nặng nề cả trong cách nghĩ cách làm của đảng viên và nhân dân, cũng như trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Những khuyết tật của mô hình Xô viết lại được củng cố thêm bởi tổ chức chiến đấu, chiến tranh, kháng chiến... Tuy chiến tranh đã kết thúc từ gần ba chục năm qua, nhưng những thói quen xử lý công việc, quản lý xã hội, ứng xử theo thời chiến vẫn còn ảnh hưởng khá nặng trong các thế hệ cán bộ, đặc biệt là thế hệ trưởng thành trong chiến tranh.
Thứ ba, Các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng cộng sản thành lập, lãnh đạo, gắn bó chặt chẽ với Đảng và Nhà nước, là cơ sở chính trị của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, nền hành chính nhà nước, một bộ phận quan trọng của nhà nước ta còn rất non trẻ (mới hơn 60 năm) lại hầu như không được kế thừa gì từ quá khứ (chế độ thực dân phong kiến) bị ảnh hưởng nặng của mô hình tập trung quan liêu cao độ, nhưng phải thực hiện một loạt nhiệm vụ lịch sử mới mẻ và to lớn, đó là: Đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên CNXH bỏ quá chế độ TBCN, thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời với hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì  nhân dân... Tất cả những nhiệm vụ đó đều nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; hội nhập và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những đặc điểm này vừa quy định kết cấu, tổ chức, vận hành và các mối quan hệ vừa cho thấy những khó khăn, thách thức mà chúng ta phải giải quyết... vừa đặt ra những yêu cầu đổi mới và hoàn thiện HTCT nước ta. Những yêu cầu đó khác nhiều so với các HTCT khác.
2. Cấu trúc và quan hệ giữa các nhân tố của HTCT nước ta



Hệ thống chính trị nước ta về mặt bộ máy (hệ thống thể chế) bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản  Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
+Trong HTCT nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị.
+ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là trụ cột của HTCT - bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân) và chính quyền các địa phương.
-Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Quốc hội nước ta có chức năng: Lập pháp; quyết định những vấn đề xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
-Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
-Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; phải báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Nhân dân các địa phương bầu ra Hội đồng nhân dân cấp mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 123).
-Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Chức năng nhiệm vụ của Tòa nước nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ đó, các cơ quan này phải thực hiện một số nhiệm vụ như điều tra, tố tụng, xét xử, thi hành án...
Hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định. Đó là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quy định thành lập tòa án đặc biệt. Tòa án xét xử công khai. Các thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). Các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát đều được Quốc hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ, Còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Mặc dù quyền lực Nhà nước là thống nhất không thể phân chia, nhưng có phân công, phân nhiệm rõ ràng, tạo cho các chủ thể quyền lực chủ động sáng tạo trong thực thi quyền lực Nhà nước.
+Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số thành viên của Mặt trận là một bộ phận của HTCT:                                    
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.
Các đoàn thể chính trị-xã hội của  nhân dânlao động: Tổng liên đòa lao độngViệt Nam; Hội nông dân Việt Nam; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh. Tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Câu hỏi 2: Phân tích khái niệm, đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và những phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đề xuắt giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.

Ø Chủ đề: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN của dân, do dân, vì dân.
Ø Trọng tâm: Đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và những phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Ø Dàn ý
Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
-      Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
-      Nhà nước pháp quyền XHCNVN là nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triểc, các dân tộc trên thế giới.
Phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
-      Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
-      Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
-      Đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
-      Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-      Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
-      Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
-      g) Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Câu hỏi 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992, đã sửa đổi năm 2001 (trong đó dùng -> chỉ mối quan hệ hình thành, dùng ---> chỉ quan hệ lãnh đạo, kiểm tra, giám sát) và chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó.

Ø Chủ đề: Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ø Trọng tâm: Sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 1992, đã sửa đổi năm 2001
Ø Dàn ý


Câu hỏi 4: So sánh (giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.

Ø Chủ đề: Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
Ø Trọng tâm: So sánh (giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân
Ø Dàn ý

Quốc hội
Hội đồng nhân dân
Giống
-         Là cơ quan đại biểu của nhân dân
-         Là cơ quan quyền lực của dân
Khác
-      Cấp Trung ương
-      Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
-      Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Nước CHXHCNVN
-      Có chức năng lập hiến, lập pháp
-      Có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
-      Có chức năng giám sát tối cao
-      Cấp địa phương
-      Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
-      Là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân
-      Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
-      Quyết định các biện pháp để thi hành hiến pháp, pháp luật, văn bản cấp trên.
-      Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm CTHĐND, Thường trực HĐND, CTUBND, thành viên UBND, Hội thẩm nhân dân
-      Giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND
-      Giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan NN, tổ chức, cá nhân tại địa phương
-      Giám sát UBND, TAND, VKSND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp
-      Bãi bỏ văn bản của UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới.

Chính phủ
Uỷ ban nhân dân
Giống
-         Là cơ quan chấp hành
-         Là cơ quan hành chính nhà nước
Khác
-      Cấp Trung ương
-      Là cơ quan chấp hành của Quốc hội
-      Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN
-      Thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
-      Bảo đảm hiệu lực hoạt động của Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
-      Bảo đảm việc tôn trọng và châp hành hiến pháp, pháp luật,..
-      Cấp địa phương
-      Là cơ quan chấp hành của HĐND
-      Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
-      UBND chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản của HĐND, các văn bản pháp luật và văn bản cấp trên tại địa phương
-      Chịu trách nhiệm trước HDND cùng cấp và UBND cấp trên
-      Thực hiện chức năng quản lý NN trên tất cả các lĩnh vực trong phạm vi địa phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét