13 tháng 1, 2013

ĐỀ CƯƠNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - PHẦN 3

Câu 1. Lấy ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình. 
1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hành chính: 

Những quan hệ mà Luật hành chính điều chỉnh là các quan hệ có tính chất điều hành, có thể gọi là những quan hệ chấp hành – điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của các quan hệ này thể hiện: Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước; Hoạt động quản lí kinh tế, văn hóa – xã hộ, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành; Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân; Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân; Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính. 


Nhưng bất kể đó là vấn đề gì, đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính (tức là quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh) vẫn là cơ sở đầu tiên để xác định phạm vi có thể đề cập. Phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính về những quan hệ xã hội được chia làm ba nhóm sau: 

Nhóm thứ nhất: Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính, vì đây là nhóm quan hệ phát sinh khi các cơ quan hành chính thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành; đồng thời đối tượng điều chỉnh ở nhóm này có số lượng lớn, trên mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội; điều này đã tạo lên những quan hệ rất phong phú, bao gồm chủ yếu các quan hệ: 

1-Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

2-Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó. 

3-Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh. 

4-Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương 

5-Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương . 

6-Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc. 

7-Giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 

8-Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội 
2. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự: 

* Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Cho nên quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác. Quan hệ nhân thân. 

* Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người và người về một giá trị nhân thân của cá nhân và các tổ chức. 

* Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản. 

* Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự uy tín của tổ chức, quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc, quyền đối với hình ảnh, bí mật đời tư, quyền kết hôn, li hôn 
3. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế gồm: 

* Các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh. 

* Các quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. 

* Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. 

* Nhóm quan hệ phát sinh giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh với các cơ quan tài phán. 
4. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân - gia đình. 

*Là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác. 

* Là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Tuy nhiên, các quan hệ này thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác như Luật Dân sự (điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản), luật Kinh tế (điều chỉnh quan hệ tài sản). Để phân biệt chúng phải dựa vào các đặc điểm của đối tượng điểu chỉnh trong Luật Hôn nhân và gia đình như sau:Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình thì các quan hệ nhân thân không mang tính chất tài sản là chủ yếu như quan hệ nhân thân giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái.... Trong nhiều trường hợp các quan hệ nhân thân có ý nghĩa quyết định chi phối các quan hệ tài sản (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ - các con, giữa vợ - chồng...).Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một đặc điểm trong quan hệ hôn nhân - gia đình. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố tình cảm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều trường hợp nó quyết định việc phát sinh quan hệ giữa các chủ thể (việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi), hoặc sự tồn tại giữa các thành viên trong gia đình (tình nghĩa vợ chồng). Nếu không còn yếu tố tình cảm thì gia đình có thể tan vỡ hay không đạt được mục đích của nó. 

* Quyền và nghĩa vụ hôn nhân - gia đình bền vững lâu dài, không mang tính chất đền bù ngang giá. Khác với quan hệ dân sự dựa trên cơ sở hàng hoá - tiền tệ giữa các chủ thể thì các quan hệ hôn nhân và gia đình dựa trên yếu tố tình cảm nên không mang tính chất đền bù ngang giá, chẳng hạn: cấp dưỡng nuôi con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng tồn tại ngay cả khi vợ chồng đã ly hôn. Bên cạnh đó thì các quyền, nghĩa vụ hôn nhân gia đình tồn tại bền vững và chỉ chấm dứt khi có những điều kiện pháp luật quy định chặt chẽ (ly hôn, chấm dứt việc nuôi con nuôi). Ngược lại, các quyền và nghĩa vụ trong luật dân sự lại chấm dứt trên cơ sở thoả thuận hoặc do pháp luật quy định: chấm dứt hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Các quyền và nghĩa vụ hôn nhân - gia đình gắn liền với nhân thân các chủ thể không thể chuyển giao cho người khác được. Khác với quan hệ dân sự, các chủ thể có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ thì trong quan hệ hôn nhân và gia đình các chủ thể phải bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Chẳng hạn: tình nghĩa vợ chồng "chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau" (điều 11 Luật Hôn nhân - gia đình 1986, điều 18 Luật Hôn nhân - gia đình 2000). 

Câu 2. Tự lấy ví dụ về 01 vi phạm hành chính và 01 ví dụ về tội phạm (vi phạm hình sự), phân tích các yếu tố cấu thành của các vi phạm pháp luật trên. Qua đó hãy cho biết sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm. 

Ví dụ về vi phạm hành chính: 

Tình huống: Lúc 17h ngày 11/01/2013, trên đường đi làm về, vì lo đón con Chị A điều khiển xe máy đi vào đường một chiều bị công an giao thông giữ lại xử phạt hành chính 300 nghìn đồng. 

Phân tích dấu hiệu pháp lý của vi phạm này: 

+ Thứ nhất: đây là hành vi của cá nhân chị A, thực hiện một cách cố ý 

+ Thứ hai: hành vi đi vào đường ngược chiều của chị A đã vi phạm các quy định của luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định: đó là cấm người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường ngược chiều 

+ Thứ ba: hành vi vi phạm của chị A không đến mức bị quy là tội phạm hình sự, được quy định cụ thể trong luật hình sự. 

+ Thứ tư: theo quy định của luật giao thông đường bộ, theo quy định của nghị định hướng dẫn của chính phủ về xử phạt người vi phạm luật giao thông đường bộ thì hành vi của chị A bị xử phạt hành chính là 300 nghìn đồng. 

Phân tích những yếu tố cấu thành pháp lý của hành vi vi phạm của chị A: 

+ Về mặt khách quan: Vi phạm của chị A hành vi đi xe máy vào đường ngược chiều. Hành vi này có thể gây tai nạn cho những người tham giao thông đi ngược chiều với chị 

+ Về mặt khách thể: Hành vi đi vào đường ngươc chiểu của chị A đã vi phạm những quy tắc xử sự, những quy định trong luật giao thông đường bộ, (người tham gia giao thông không được điều khiển phương tiện đi vào đường ngược chiều) 

+ Về mặt chủ quan: hành vi của chị A là cố ý đi vào đường ngược chiều, với động cơ rút ngắn quãng đường và thời gian đi lại nhằm mục đích đón con sớm. 

+ Cuối cùng chủ thể của vi phạm đang xét tới chính là chị A, người có năng lực pháp luật, có khả năng điều khiển hành vi của mình. 

Ví dụ về vi tội phạm: 

Tình huống 

Ngày 12/1, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố vụ án giết người, gây rối trật tự tại thôn Ấp Đồn, xã Yên Trung khiến một an ninh của thôn tử vong.
Cùng ngày, công an đã thực hiện lệnh bắt đối với Nguyễn Văn Quyết (39 tuổi, trú ở thôn Phú Mẫn, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong), Trần Văn Hiệp (30 tuổi) và Nguyễn Ngọc Anh (25 tuổi) để điều tra hành vi liên quan. 

Theo cảnh sát, Quyết có nợ anh Hùng, người bán hàng tại thôn Ấp Đồn 200.000 đồng nhưng chưa trả. Khoảng 13h ngày 9/1, thấy Quyết xuất hiện tại thôn Ấp Đồn, anh Hùng đòi tiền. Vốn là dân anh chị, chuyên đi đòi tiền bảo kê ở các hàng quán kinh doanh quần áo, cắt tóc, gội đầu… trong thôn, Quyết giở thói côn đồ, vớ chiếc kéo của một cửa hàng bán hoa quả, đuổi đánh anh Hùng. Thấy người dân can ngăn, Quyết bỏ đi. 

Lúc đó, trưởng thôn Lê Xuân Bình đã cắt cử đội an ninh thôn tới hiện trường giữ gìn an ninh trật tự. Khi tổ công tác có mặt, ít phút sau, Quyết cùng 5 người đàn ông đi trên 3 xe máy, hùng hổ tới hiện trường. Quyết lao đến, cầm một viên gạch chỉ đập liên tiếp vào vùng mặt, đầu anh Hoàng Văn Hòa (41 tuổi), thành viên của tổ an ninh thôn khiến nạn nhân gục ngã. Sau khi gây án, Quyết đã bỏ trốn khỏi hiện trường, anh Hòa được chuyển tới bệnh viện Việt Đức đến chiều 2 ngày sau đã tử vong. (theo VNE ngày 13/01/2013) 

Cấu thành vi phạm pháp luật 

Mặt khách quan: 

- Hành vi: việc làm của Quyết là hành vi dã man, gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự. 

- Hậu quả: gây nên cái chết của anh Hòa và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật. 

- Thời gian: diễn ra vào chiều ngày 09/01/2013 

- Địa điểm: tại thôn Ấp Đồn. 

- Hung khí: Gạch chỉ. 

Mặt khách thể: 

Hành vi của Quyết đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 

Mặt chủ quan: 

- Lỗi: hành vi của Quyết là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Quyết là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Quyết có sự chuẩn bị và chủ động thực hiện. 

- Động cơ: Quyết thực hiện hành vi này là do thể hiện bản tính côn đồ. 

- Mục đích: Quyết muốn giết chết anh Hòa để dằn mặt người khác. 

¤ Chủ thể vi phạm: 

- Chủ thể của vi phạm pháp luật là Nguyễn Văn Quyết (39 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình. 

- Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 

Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm 

Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm pháp luật có những nét tương đồng rất khó để xác định. Từ đó đặt ra vấn đề phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm với vi phạm pháp luật, việc đó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật. 

Để Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính ta dựa trên các tiêu chí sau: 

* Về khái niệm: 

Theo điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phậm đọc lập, chủ quyền...”. Tóm lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. 

Còn theo điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. 

* Về thời điểm xuất hiện tên gọi: 

Một hành vi cho dù cấu thành một hay nhiều tội được quy định trong BLHS nhưng vẫn chưa được xét xử thì vẫn chưa bị coi là tội phạm, chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án thì tội phạm bắt đầu từ thời điểm đó. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt do tòa tuyên án. 

Còn vi phạm hành chính lại khác, một hành vi đã thỏa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải là tội phạm hình sự thì đã là hành vi vi phạm hành chính. VD: A không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ thì hành vi của A đã là hành vi vi phạm hành chính mà không phải đợi đến lúc công an giao thông xử phạt mới có cái tên đó. 

* Về các dấu hiệu cấu thành: 

Mức độ nguy hiểm của hành vi: Đây là dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự. Xét một cách tổng quát, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm của hành vi được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau 

Chủ thể: Theo định nghĩa, chúng ta có thể thấy rất rõ là chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức còn chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân mà thôi. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng: trong vi phạm hành chính thì cá nhân hoặc tổ chức phải có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo đó, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo luật định. Còn tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực luật hình sự, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân và người này phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Các điều kiện để cá nhân là chủ thể của tội phạm tương đối giống với điều kiện để cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể của tội phạm không thể là tổ chức. 

Khách thể: Khách thể của vi phạm hành chính là trật tự quản lí hành chính được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Còn khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự quy định và bảo vệ. 

Mặt khách quan: Mặt khách quan của vi phạm hành chính bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi đó gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ngoài ra các yếu tố thời gian, địa điểm…cũng cần thiết trong một số vi phạm cụ thể. Còn mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hậu quả của hành vi đó gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ngoài ra còn có thời gian, địa điểm, công cụ… 

Văn bản quy định cụ thể các hành vi vi phạm: Vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Luật (do Quốc hội ban hành), pháp lệnh (Do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành), nghị định (do Chính phủ ban hành). Trong khi đó tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt 

Trình tự, thủ tục cần tiến hành để xử phạt: Hành vi vi phạm hành chính có trình tự, thủ tục xử lí đơn giản hơn so với hành vi được coi là tội phạm. Khi một hành vi vi phạm hành chính, các chủ thế có thẩm quyền có thể tiến hành xử phạt tại chỗ, ví dụ như một người vượt đèn đỏ có thể bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ. Tuy nhiên với tội phạm thì khác, muốn xử phạt một người về tội mà họ thực hiện cần phải qua trình tự, thủ tục chặt chẽ như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, sau đó tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, ra quyết định truy tố. xét xử, tuyên án, ra quyết định thi hành án. Một người chỉ bị coi là tội phạm khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật 

Thẩm quyền xử lí: Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2007 và 2008) thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt có thể là: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên thuế vụ, kiểm lâm viên đang làm nhiệm vụ…Còm thẩm quyền xét xử vụ án hình sự thì chỉ duy nhất trao cho hệ thống Tòa án nhân dân các cấp 

Biện pháp xử phạt: Vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính, các biện pháp xử phạt có thể là phạt tiền hoặc cảnh cáo, ngoài ra còn có một số biện pháp xử phạt bổ sung khác. Tuy nhiên, tội phạm phải chịu biện pháp xử phạt mang tính nghiêm khắc nhất: đó là hình phạt. Hệ thống hình phạt trong pháp luật Việt Nam có 6 hình phạt chính và 6 hình phạt bổ sung. Trong đó, có một số hình phạt đặc biệt mà không bao giờ áp dụng khi xử phạt hành chính, ví dụ như: tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…Sở dĩ có sự khác biệt này là do mức độ nguy hiểm của tội phạm lớn hơn nhiều so với vi phạm hành chính nên cũng cần có những hình phạt nghiêm khắc hơn. 

Câu 3. Lấy ví dụ về một hợp đồng dân sự và phân tích các điều kiện để hợp đồng dân sự đó có hiệu lực. 

Ví dụ : Ông A và ông B thỏa thuận với nhau về việc ông A cho ông B thuê chiếc xe gắn máy của mình trong vòng 2 ngày. Như vậy, giữa hai bên đã phát sinh (xác lập) quan hệ cho thuê tài sản. 

Phân tích các điều kiện để hợp đồng dân sự đó có hiệu lực 

1- Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự 

Chủ thể của hợp đồng (hay chủ thể của quan hệ hợp đồng), ông A và ông B là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực. (xem ĐC trang 21) 

2-Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. 

BLDS 2005 thừa nhận nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận. Nhưng để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, BLDS 2005 cũng qui định một số trường hợp hạn chế quyền tự do của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Theo đó, nội dung và mục đích của hợp đồng (giao dịch dân sự) “không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội”. Hợp đồng (giao dịch dân sự) “có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. 

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng. Mục đích của của giao dịch dân sự (hay hợp đồng) là “lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”. 

Điều cấm của pháp luật “là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Và, “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” 

3- Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng 

Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định là có tham gia hay không tham gia vào hợp đồng theo nguyện vọng của cá nhân mình, mà không chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan nào từ những người khác. Pháp luật đòi hỏi những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Tự nguyện còn là nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật dân sự. 

Câu 4. Tự lấy ví dụ về một trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. 

Ví dụ: anh A có một chiếc xe 4 chỗ, chuyên làm dịch vụ chở khách. Anh B – một người bạn, có bằng lái mượn xe anh A để đưa gia đình về quê. Từ quê lên, do uống rượu say, B đã đâm xe vào giải phân cách giữa đường quốc lộ, xe ô tô của anh A bị hư hỏng nặng khiến anh A không thể chở khách được. 

Phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó 

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau: 

- Có thiệt hại xảy ra: 

Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. 

+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. 

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. 

+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân". 

Thiệt hại ở đây là xe ô tô của anh A bị hư hỏng nặng khiến anh A không thể chở khách được 

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: 

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư... 

Hành vi trái pháp luật ở đây là điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu 

- Có lỗi của người gây thiệt hại: 

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. 

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. 

Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. 

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. 

- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: 

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại... thì phải bồi thường". Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó. 

Câu 5. Bài tập thừa kế: 

Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông. 

Căn cứ vào quy định của pháp luật về thừa kế, anh (chi) hãy phân chia di sản của bà B trong những trường hợp sau: 

Trường hợp 1: Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu và cho qũi từ thiện 50 triệu. 

Trường hợp 2: Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho qũy từ thiện 200 triệu. 

Theo nội dung tình huống, căn cứ vào Bộ luật DS : 

1. Xác định di sản thừa kế: 

- Khối tài sản chung của A và B là 600 triệu. Tài sản của B trong khối tài sản chung của vợ chồng là 600 triệu: 2 = 300 triệu. 

- Tài sản riêng của B là 180 triệu. 

Như vậy tổng di dản thừa kế mà B để lại là 300 triệu + 180 triệu = 480 triệu. 

2. Chia thừa kế: 

Thừa kế theo pháp luật: 

Gồm chồng (A), Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi), con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động): Tổng cộng 4 suất 

Giả sử chia thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất của B gồm 4 người: A, C, D và E (giả sử B không còn cha mẹ). Mỗi suất thừa kế theo pháp luật sẽ là 480 triệu : 4 = 120 triệu. 

Như vậy A(chồng), C, D (con chưa thành niên) mỗi người được hưởng 2/3* 120 triệu = 80 triệu. 

Tổng di sản thừa kế đã chia là: 80 triệu*3 =240 triệu 

Số di sản thừa kế còn lại chia theo di chúc là: 480 triệu - 240 triệu = 240 triệu 

a) Trường hợp 1 

Xem xét giá trị của di chúc: 

- B chết có để lại di chúc là : để lại 50 triệu cho M (em họ) và 50 triệu cho hội từ thiện, tổng cộng là 100 triệu. 

Số di sản còn lại là 240 triệu-100 triệu= 140 triệu 

Chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của B gồm 4 người: A, C, D và E. mỗi người 35 triệu 

Kết quả: E có 35 triệu. A, C, D mỗi người có 115 triệu 

a) Trường hợp 2 

Phần còn lại là 480 triệu - (80 triệu * 3) = 240 triệu mới được chia theo di chúc. Trong khi đó di chúc B lập để lại cho M 100 triệu và hội từ thiện là 200 triệu. Phần tài sản còn lại sẽ được phân chia theo tỷ lệ trong di chúc. M dược hưởng 80 triệu, hội từ thiện được hưởng 160 triệu. 

E không được hưởng thừa kế vì đã thành niên và đi làm (móm). 

Câu 6. Phân tích khái niệm tham nhũng, tác hại của tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng – 2006. Từ dó rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với cơ quan, đơn vị và bản thân. 

1. Định nghĩa 

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của[1]. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng... 

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi[2]. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. 

2. Những đặc trưng cơ bản 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau: 

a) Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn 

Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005). 

Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng. 

b) Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao 

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác. 

c) Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi 

Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích. 

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ. Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần... 

Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi. Trong trường hợp đó, họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

3- TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG 

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau: 

1. Tác hại về chính trị 

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. 

2. Tác hại về kinh tế 

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân. 

Với động cơ vụ lợi, một số người đã lợi dụng vị trí của mình trong bộ máy nhà nước hoặc lợi dụng những quyền hạn nhất định được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc các lợi ích khác của Nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân. 

Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác. Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống hằng ngày thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng. 

3. Tác hại về xã hội 

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. 

Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng. Cán bộ, công chức khi thực hiện hành vi tham nhũng đã không còn làm việc vì mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân mà hướng tới việc thu được các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Điều đáng báo động là một số cán bộ, công chức coi việc tham nhũng trở thành bình thường. Họ cho rằng, đối tượng quản lý đương nhiên phải "bồi dưỡng" khi muốn thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của người cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội. 

I- CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHỮNG 

Phòng ngừa tham nhũng là một trụ cột của Luật phòng, chống tham nhũng. Các quy định về biện pháp phòng, ngừa tham nhũng được quy định tại chương này gồm có 6 mục với tổng số 48 điều quy định những nội dung cụ thể như sau: 

1. Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. “Công khai và minh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công”[1]

a) Nguyên tắc, nội dung và cơ chế bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định công khai minh, bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị không được lấy lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình nhằm tránh sự kiểm soát của người dân và xã hội trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước. 

b) Quy định về công khai minh bạch trong một số lĩnh vực cụ thể 

Ngoài việc nêu nguyên tắc và cơ chế bảo đảm công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những nội dung công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực mà thực tế xảy ra nhiều tham nhũng, gây thất thoát một lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như có nhiều sự phiền hà, sách nhiễu. 

- Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản. 

- Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng 

- Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước 

- Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. 

- Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ 

- Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước 

- Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước 

- Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước 

- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất 

- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở. 

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục. 

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế. 

- Công khai minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. 

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao. 

- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước. 

- Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. 

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp. 

- Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ. 

- Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng. 

2. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn 

Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước. Việc thực hiện một cách tuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nước bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít người, thực chất đó là sự hưởng lợi bất chính của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc những người có quan hệ thân quen với người có chức vụ, quyền hạn. Đây chính là hành vi tham nhũng cần ngăn chặn. 

3. Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức 

Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về cơ bản, việc thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụ của đội ngũ công chức. Vì vậy, để chống tham nhũng, không có cách gì tốt hơn là tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể là tác động vào đội ngũ cán bộ, công chức và quá trình thực hiện công vụ. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ, những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng. Trên một quan niệm chung như vậy, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã đưa ra nhiều giải pháp liên quan đến cán bộ, công chức như sau: 

a) Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức 

- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. 

- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. 

b) Quy tắc đạo đức nghề nghiệp 

- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề. 

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật. 

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: Đẩy mạnh việc xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật. 

c) Vấn đề chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức 

Khoản 1, Điều 43, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. 

Cần lưu ý, việc chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyên cán bộ có sự khác biệt. Luân chuyên cán bộ là chính sách của Đảng trong công tác cán bộ nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, để họ có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết và đủ năng lực thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của người lãnh đạo quản lý. Chuyển đổi vị trí công tác là để tránh việc cán bộ, công chức, viên chức do làm lâu ở một vị trí sẽ tìm ra được kẽ hở hay những khiếm khuyết của cơ chế chính sách để tìm cách lợi dụng tham nhũng. Hoặc do làm lâu ở một vị trí nên tìm cách móc nối với những người có liên quan để thực hiện những hành vi tham nhũng tinh vi, khó phát hiện và ngăn chặn. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định: Việc chuyển đổi vị trí công tác… chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ, (khoản 3, Điều 43). 

4. Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 không đặt vấn đề công khai bản kê khai tài sản mà chỉ quy định công khai kết luận về tính minh bạch, trung thực của việc kê khai sau khi đã tiến hành xác minh theo các hình thức và ở những nơi thích hợp. 

5. Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng 

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước và chống tham nhũng nói riêng. Luật phòng, chống tham nhũng quy định một cách chi tiết về vấn đề này, bao gồm những nội dung chính sau: 

- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý, cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách. 

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình. 

6. Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 chỉ đề cập đến một số khâu quan trọng cần lưu ý trong quá trình tiến hành cải cách hành chính để góp phần phòng ngừa tham nhũng. Trong đó có nội dung” Nhà nước thực hiện cải cách hành chính nhằm tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước; công khai, đơn giản hoá và hoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Thực hiện quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07-1-2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành c hính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước đặt ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp; công khai các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đến cấp xã, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào quản lý hành chính. 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định có tính chất định hướng cho các cơ quan nhà nước áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý nhằm giảm bớt cơ hội và nguy cơ xảy ra tham nhũng, nhất là việc tiếp xúc trực tiếp giữa người quản lý và người bị quản lý trong những trường hợp không cần thiết. Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên cải tiến công tác, tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi để công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công việc để cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thực hiện mà không phải trực tiếp tiếp xúc với cán bộ, công chức, viên chức. 

Một giải pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng nữa mà Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định đó là vấn đề đổi mới phương thức thanh toán. Hiện nay, về cơ bản nền kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, các giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, rất khó kiểm soát, kể cả các khoản thu nhập của cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, cùng với việc áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, cần phải đổi mới phương thức thanh toán để kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi có sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm sự minh bạch trong các nguồn thu nhập của họ. 

IV- CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN THAM NHŨNG 

Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp thời để hạn chế thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh. Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát, kiểm sát cũng như sự tham gia tích cực của công dân. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định việc phát hiện tham nhũng thông qua ba hoạt động chủ yếu: 

- Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước 

- Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát 

- Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng 

III- XỬ LÝ NGƯỜI CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG, CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VÀ TÀI SẢN THAM NHŨNG 

Xử lý tham nhũng, trong đó có xử lý người có hành vi tham nhũng và xử lý tài sản tham nhũng là vấn đề quan trọng, là khâu cuối cùng trong quá trình đấu tranh với một hành vi hay vụ việc tham nhũng. Xử lý tham nhũng thể hiện rõ nét quan điểm và thái độ của nhà nước cũng như phản ứng của xã hội đối với tham nhũng. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, về cơ bản, pháp luật nước ta đã có những quy định khá đầy đủ, chặt chẽ về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tham nhũng nói riêng. Chính vì vậy, trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 không nhắc lại những quy định đó mà chỉ bổ sung một số quy định mới thể hiện quan điểm và thái độ đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Nhà nước ta. 

1. Xử lý người có hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác 

2. Xử lý tài sản tham nhũng 

V- VỀ VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 

Vai trò của xã hội thể hiện ở việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, xã hội có quyền đòi hỏi Nhà nước thực hiện đúng chức năng của mình cũng như đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hình thành nên từ sự đóng góp của các thành viên trong xã hội. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã có những quy định để tạo cơ sở pháp lý để xã hội tham gia vào đấu tranh chống tệ tham nhũng qua việc quy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; vai trò và trách nhiệm của báo chí; vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của công dân và ban thanh tra nhân dân với các loại hình tham gia thích hợp với tính chất hoạt động của các tổ chức này. 

Với quan niệm vai trò và sự tham gia của xã hội trong phòng, chống nhũng là một yếu tố thiết yếu trong một hệ thống phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Luật phòng, chống tham nhũng tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý hiện hành nhằm khuyến khích và đảm bảo việc tham gia chủ động, tích cực và hiệu quả của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm: 

- Ghi nhận và đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của các đoàn thể xã hội, báo chí, doanh nghiệp và công dân trong phòng, chống tham nhũng; có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội. 

- Quy định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân; cơ chế cụ thể để thực hiện quyền này. 

- Quy định những nội dung cơ bản về tố cáo hành vi tham nhũng. Chế định về tố cáo hành vi tham nhũng là một phần quan trọng của Luật phòng, chống tham nhũng, là cơ chế quan trọng nhất để công dân trực tiếp tham gia phát hiện tham nhũng. 

1. Về vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được coi là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị trong thiết chế quyền lực của nhà nước ta, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của bộ máy chính quyền nhân dân. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật về Mặt trận và các tổ chức thành viên, Điều 85 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm sau đây: 

- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên tuyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng; 

- Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; 

- Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng; 

- Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. 

Như vậy, một mặt, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 ghi nhận vai trò hết sức to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác, Luật cũng đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xem xét, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Mặt trận và các tổ chức thành viên, tạo điều kiện để Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện tốt quyền giám sát của mình. 

2. Về vai trò và trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng 

- Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng. 

- Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan báo chí và phóng viên cùng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ cơ quan báo chí và phóng viên thực hiện được chức năng của mình. Khoản 3 và 4, Điều 86, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí và phóng viên trong hoạt động nghề nghiệp của mình để bảo đảm đúng mục đích hoạt động của báo chí, để báo chí thực sự là cơ quan của Đảng và là tiếng nói của nhân dân, qua đó phát huy vai trò tích cực của mình như một vũ khí mạnh mẽ và có hiệu quả trong đấu tranh chống tham nhũng. Luật quy định một cách cân bằng quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí trong việc tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng. 

Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Đồng thời, cơ quan báo chí, phóng viên phải đưa tin trung thực, khách quan. Tổng biên tập, phóng viên chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. 

3. Về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng 

Trên, thực tế những năm qua, các doanh nghiệp là nạn nhân của tệ tham nhũng cửa quyền, sách nhiễu từ những người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã tìm cách móc nối với những kẻ thoái hoá, biến chất trong bộ máy nhà nước, tiếp tay cho hành vi tham nhũng để mưu lợi cá nhân. Điều đó làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, làm xấu đi môi trường kinh doanh cũng như tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng vừa là trách nhiệm, vừa là đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. 

Điều 87, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề như sau: 

- Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng. 

- Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng. 

- Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và hội viên có trách nhiệm kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng. 

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm soát nội bộ ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ. 

4. Về trách nhiệm của công dân và ban thanh tra nhân dân 

Điều 88, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: 

- Công dân tự mình, thông qua ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng. 

- Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn, trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét