Tạo môi trường tâm lý, trong quá trình nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân phải hiểu cơ chế thị trường, nhận thức được tính hai mặt của cơ chế.
-Thứ hai, phải dẫn dắt & hỗ trợ những nổ lực phát triển thông qua chiến lược, kế hoạch, các chính sách kinh tế, sử dụng có trọng điểm các nguồn lực kinh tế quốc doanh, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, BHXH, những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ quan trọng, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốc phòng – an ninh, khai thông các quan hệ kinh tế.
-Thư ba, Nhà nước phải hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn ở khâu kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo; thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, giải quyết việc làm cho người lao động.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, nhân hậu. vv…
-Thư tư, Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nền kinh tế trên lĩnh vực sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, trật tự kỹ cương của nền kinh tế.
Câu 2: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế:
a. Khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhah hay chậm so với thời điểm gốc .
Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GDP hoặc GNP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước:
[(GNP1-GNP0)/GNP0].100%
b.Vai trò của tăng trưởng kinh tế:
+ Có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là biểu hiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạu hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống...
+ Là điều kiện để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân...
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Tuy vai trò của tăng trưởng kinh tế là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tăng trưởng hợp lý. Tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở từng thời kỳ nhất định. Tránh tình trạng tăng trưởng kinh tế ở trạng thái quả nóng, quá thấp. Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý tức là phù hợp với khả năng của đất nước trong thời kỳ nhất định.
c. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song các nhân tố cơ bản là:
* Vốn:
- Là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích luỹ lại cộng với tài nguyên thiên nhiên.
- Vốn được thể hiện dưới nhiều hình thức: Hiện vật và tiền tệ.
- Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR. Những nền kinh tế thành công thường là: Tằng 3% vốn đầu tư thì tăng 1% GDP.
- Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.
*Con người.
- Là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, kỹ năng cao ý chí và nhiệt tình lao động, được tổ chức hợp lý.
- Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững vì:
+ Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế trí thức. Còn vốn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.
+ Con người sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ, và sử dụng chúng để sản xuất. Nếu không có con người các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.
Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế... là để phát huy nhân tố con người.
* Khoa học và công nghệ.
- Kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới; nhất là công nghệ cao là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ....Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
* Cơ cấu kinh tế.
* Thể chế chính trị và quản lý nhà nước.
- Đây là nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác. Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; khắc phục được những khuyết tật của các kiểu tăng trưởng kinh tế: gây ô nhiễm môi trường; phân hoá giầu nghèo....
=>Muốn tăng trưởng kinh tế tốt phải đảm bảo thực hiện tốt các nhân tố trên. Nhưng trong đó yếu tố con người và thể chế chính trị là hai nhân tố có vai trò to lớn, đặc biệt là nhân tố con người.
3. Phát triển kinh tế:
a. Khái niệm và sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất với nhau.
+ Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
+ Muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới sự phát triển kinh tế. Muốn phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện ba nội dung sau:
• Sự tăng lên của GDP, GNP hoặc GDP, GNP tính theo đầu người. Có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
• Sự thay đổi cơ cấu theo hướng: tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống. Nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành tăng lên.
• Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện chính vì vậy phải phối hợp có hiệu quả tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát.
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
- Những yếu tố thuộc về LLSX.
+ Các yếu tố thuộc về LLSX tạo thành các yếu tố đầu vào của sản xuất; số lượng và chất lượng của các yếu tố đầu vào quyết định đến số lượng và chất lượng của hàng hoá, dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế:
Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển thì sự vận dụng vào sản xuất là vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Nhưng nhân tố hàng đầu của LLSX luôn luôn là con người, Đặc biệt trong điều kiện phát triển khoa học và công nghệ. Vì vậy đầu tư cho các lĩnh vực để phát huy nhân tố con người chính là đầu tư cho phát triển kinh tế.
- Những nhân tố thuộc về quan hệ sản xuất:
- Những nhân tố thuộc về kiến trúc thượng tầng
Câu 3: Phát triển bền vững và định hướng chiến lược phát triển bền vững của VN
SGK Trang 19
1. Định nghĩa
2. Định hướng:
a. Phát triển bền vững – con đường tất yếu của VN
- Những thành tựu
- Những hạn chế, yếu kém
- Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc phát triển bền vững của VN
b. Những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên nhằm thực hiện phát triển bền vững
- Về KT
- Về XH
- Về MT
c. Tổ chức thực hiện phát triển bền vững
Câu 4: Ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường
SGK Trang 37
a. Ưu điểm của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được.
Thứ nhất, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
Thứ hai,sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giã khối lượng và cơ cấu của sản suất ( tổng cung )với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội ( tổng cầu ). Nhờ đó ta có thể thoả mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng vạn sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ này nếu để Nhà nước làm sẽ phải thực hiên một số công việc rất lớn, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong quá trình ra các quyết định.
Thứ ba, cơ chế thị trường kích thích đổi mới kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả.
Thứ tư, cơ chế thị trường thự hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường, việc lưu động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thi trường; chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả cao nhất, do đó các nguồn lự kinh tế được phân bố một cách tối ưu.
Thứ năm, sự điều tiết của của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước, những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.
Nhờ những ưu điểm và tác dụng đó, cơ chế thị trường có thể giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Nó là cơ chế tốt nhất điều tiết nền sản xuất xã hội.Tuy nhiên, “sự thành công” của cơ chế đó là có điều kiện: Các yếu tố sản xuất được lưu động, di chuyển dễ dàng, giá cả thị trường có tính linh hoạt thông tin thị trường phải nhạy, và các chủ thể thị trường phải nắm được đầy đủ thông tin liên quan.
b. Những khuyết tật của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó.
Thứ nhất, cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá để thu lợi nhận cao, mặt khác, khi xuất hiện độc quyền thì không có sức ép của cạnh tranh đối với việc đổi mới kĩ thuật.
Thứ ba, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo.
Thứ ba, phân phối thu nhập không công bằng, có những mục tiêu xã hội chủ nghĩa dù cơ chế thị trường có hoat động trôi trảy thì cũng không đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, phân cực về của cải, tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới. Edgar Morin đã nhận xét chua chát: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, tình người ”.
Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. Người ta nhận thấy rằng, một nề kinh tế thị trường hiện đại đưng trước một khó khăn nan giải của kinh tế vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian dài lại có được lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm.
Do cơ chế thị trường có một loạt các khuyết tật vốn có của nó, nên trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường, khi đó nền kinh tế, như người ta thường gọi, gọi là nền kinh tế hỗn hợp.
Câu 5: Các đặc trưng của nền KTTT định hướcng XHCN ở VN
SGK Trang 44
- Một là, quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán.
Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong việc sản xuất ra sản phẩm xã hội ngày càng cao, cho nên sản phẩm trước khi trở thành hữu ích trong đời sống xã hội cần được gia công qua nhiều khâu chuyển tiếp nhau. Bên cạnh đó, có những người, có những doanh nghiệp, có những ngành, những vùng sản xuất dư thừa sản phẩm này nhưng lại thiếu những sản phẩm khác, do đó giữa chúng cũng cần có sự trao đổi cho nhau.
Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Luân chuyển nội bộ, luân chuyển qua mua-bán. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu để trao đổi thông qua thị trường.
- Hai là: Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường ở ba mặt sau đây:
+ Tự do lựa chọn nội dung sản xuất và trao đổi
+ Từ do chọn đối tác trao đổi
+ Tự do thoả thuận giá cả trao đổi
+ Tự do cạnh tranh
- Ba là: Hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp, trên cơ sở một kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua-bán diễn ra được thuận lợi, an toàn với một hệ thống thị trường ngày càng đầy đủ.
- Bốn là: Các đối tác hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích của mình. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế.
- Năm là: Tự do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, có lợi cho cả người sản xuất và ngjười tiêu dùng.
- Sáu là: Sự vận động của các quy luật khách quan của thị trường dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó hình thành một trật tự nhất định của thị trường từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng.
Một nền kinh tế có được những đặc trưng cơ bản trên đây được gọi là nền kinh tế thị trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng vô cùng to lớn để phát triển nền kinh tế thị trường đặt đến trình độ cao-kinh tế thị trường hiện đại.
Kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng của một nền kinh tế thị trường, đồng thời nó còn có các đặc trưng sau đây:
- Một là, có sự thống nhất mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị-xã hội.
- Hai là, có sự quản lý của Nhà nước, đặc trưng này mới hình thành ở các nền kinh tế thị trường trong vài thập kỷ gần đây, do nhu cầu không chỉ của Nhà nước-đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền, mà còn do nhu cầu của chính các thành viên, những người tham gia kinh tế thị trường.
- Ba là, có sự chi phối mạnh mẽ của phân công và hợp tác quốc tế, tạo ra một nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế. vượt ra khỏi biên giới quốc gia động và mở, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên một chính thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác.